K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Tham khảo

Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

14 tháng 12 2021

1.  Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

     Có 2 nhóm lớn :

        - Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

        - Qua hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh, ức chế - cảm nhiễm.

Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

      - Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.

      - Quan hệ đối kháng  có 1 loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.

2.  Đặc điểm và ví dụ từng mối quan hệ giữa 2 loài trong quần xã

Mối quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

Hỗ trợ

Cộng sinh

  Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.

  Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y ;  vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu ; trùng roi sống trong ruột mối ; vi khuẩn lam với san hô ...

Hội sinh

  Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại gì.

 Hội sinh giữa cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ; cá ép sống bám trên cá lớn ...

Hợp tác

  Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi. Khác với cộng sinh, quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.

  Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng ; chim mỏ đỏ và linh dương ; lươn biển và cá nhỏ.

Đối kháng

Cạnh tranh

  Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở ...trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.

  Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật ; cạnh tranh giữa cú và chồn ở trong rừng, chúng cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn...

Sinh vật này ăn sinh vật khác

  Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm : quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt (vật dữ - con mồi) và thực vật bắt sâu bọ.

 Hươu, nai ăn cỏ ; hổ, báo ăn thịt hươu, nai; sói ăn thịt thỏ;  cây nắp ấm bắt ruồi.

Kí sinh

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Sinh vật “kí sinh hoàn toàn” không có khả năng tự dưỡng, sinh vật “nửa kí sinh” vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.

  Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí sinh trên thân cây gỗ (sinh vật chủ) ; giun kí sinh trong cơ thể người.

Ức chế - cảm mhiễm

Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác.

  Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó, ...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.

21 tháng 6 2019

      - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. Các tính trạng chất lượng (hình dáng, màu sắc…) phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Còn tính trạng số lượng (cân, đong, đo, đếm,..) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.

      - Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuần lợi để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất, chất lượng và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

3 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

1. Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường:

- Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường
- Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:

+Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào môi trường
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen

2. Ứng dụng trong thực tiễn sản xuất:

- Trong sản xuất:

+ Kiểu gen được biểu hiện bởi một giống, cây trồng

+ Môi trường là các biện pháp kỹ thuật và điều kiện chăm sóc

+ Kiểu hình biểu hiện qua năng suất cụ thể

- Cùng một giống nhưng với điều kiện chăm sóc và kĩ thuật khác nhau thì sẽ cho năng suất khác nhau: Nếu giống tốt và kĩ thuật chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, nhưng nếu giống tốt mà kĩ thuật không tốt thì không phát huy được hết năng suất của giống.

- Mức phản ứng do một kiểu gen có một giới xác định. Do vậy, trong điều kiện kỹ thuật và chăm sóc tốt nhất thì giống chỉ cho một năng suất nhất định. Trong trường hợp nếu muốn có năng suất cao hơn thì phải cải tạo giống cũ hoặc tạo giống mới.

24 tháng 2 2023

- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật: Lá lấy khí CO2, nước, muối khoáng từ ngoài môi trường để thực hiện quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống khác như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản. Đồng thời, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố hàm lượng khí, nhiệt độ, độ ẩm,… trong môi trường.

- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở động vật: Cơ thể con mèo lấy O2, thức ăn từ môi trường để sinh trưởng, phát triển. Thức ăn, O2 qua quá trình trao đổi chất và năng lượng trong tế bào được biến đổi thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống như sinh sản, cảm ứng,…của cơ thể. Khi đó cơ thể lại thải các chất dư thừa, CO2 ra ngoài môi trường.

10 tháng 4 2017

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng (kiểu hình) đã đưuọc hình thành sẵn mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. Các tính trạng chất lượng như các tính trạng về hình dáng, màu sắc…. Phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Còn tính trạng số lượng (cân, đong, đo, đếm,..) chịu nahr hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện rất khác nhau. Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng, tạo điều kiện thuần lợi để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

10 tháng 4 2017

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng ( kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. Các tính trạng chất lượng như các tính trạng về hình dáng, màu sắc,..phụ thuộc chủ yêu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường.Còn tính trạng số lượng ( cân, đong, đo đếm..) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện rất khác nhau

Người ta vận dụng những hiểu biết về những ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.

26 tháng 2 2023

Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.

30 tháng 4 2022

REFER

- Sự phân bố và động đa dạng của động vật và thực vật ở từng môi trường là không giống nhau.

+ Ở trên cạn, các sinh vật nhiều và phong phú hơn

+ Ở dưới nước, số lượng sinh vật ít hơn

30 tháng 4 2022

- Sự phân bố và động đa dạng của động vật và thực vật ở từng môi trường là không giống nhau.

+ Ở trên cạn, các sinh vật nhiều và phong phú hơn.

+ Ở dưới nước, số lượng sinh vật ít hơn.

31 tháng 10 2023

- Nhận xét sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau: Sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau là khác nhau.

- Nhận xét độ đa dạng sinh học ở khu vực quan sát: Vườn Quốc gia Cúc Phương.

+ Vườn Quốc gia Cúc Phương là một Vườn Quốc gia giàu tính đa dạng sinh học, Cúc Phương có 19 quần xã thực vật, trên 2234 loài thực vật bậc cao và Rêu được phân bố trong 231 họ, 917 chi. Đã phát hiện được 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin,... Trong đó, có nhiều loài mới cho khoa học.

+ Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659 loài bao gồm : 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú. Về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.