K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

Tham Khảo

 

  Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.

    Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.

    Hòa bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.

    Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

    Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống sung túc và đủ đầy.

    Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như hai quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang, chết chóc.

    Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tội ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.

     Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.

    Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình. Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình.

     Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

9 tháng 2 2021

Tham Khảo

 

  Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.

    Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.

    Hòa bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.

    Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

    Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống sung túc và đủ đầy.

    Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như hai quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang, chết chóc.

    Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tội ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.

     Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.

    Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình. Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình.

     Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

TL
9 tháng 2 2021

Có vô vàn những hành động để góp phần đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình, một trong số đó chính là chống nạn phân biệt chủng tộc. Đó là sự phân biệt trong cách đối xử giữa người khác nhau về màu da, về vùng lãnh thổ,...với suy nghĩ sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác. Gần đây người ta thấy dấy lên những cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, kêu gọi chấm dứt nạn bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc. Nguyên nhân bắt đầutừ cái chết của George Floyd- 1 người da đen do 1 cảnh sát da trắng gây nên. Vì vậy, nếu ngày nào con người còn đối xử với nhau 1 cách thiên vị, không công bằng do sự khác nhau về chủng tộc, ngày đó thế giới chưa được hòa bình theo đúng nghĩa. Mỗi cá nhân cần phai thấy rằng nạn phna biệt chủng tộc này là 1 điều không mấy tốt đẹp. Nó thể hiện sự xa cách giữa những con người với nhau. Đó không phải là lòng nhân ái, yêu thương con người. Không phân biệt chủng tộc, yêu thương mọi người từ tất cả các quốc gia, màu da khác nhau là 1 trong những hành động thiết thực để thế giới ngày càng ổn định, hòa bình.

 

 

8 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

     Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich fromm đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.

26 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Có vô vàn những hành động để góp phần đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình, một trong số đó chính là chống nạn phân biệt chủng tộc. Đó là sự phân biệt trong cách đối xử giữa người khác nhau về màu da, về vùng lãnh thổ,...với suy nghĩ sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác. Gần đây người ta thấy dấy lên những cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, kêu gọi chấm dứt nạn bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc. Nguyên nhân bắt đầutừ cái chết của George Floyd- 1 người da đen do 1 cảnh sát da trắng gây nên. Vì vậy, nếu ngày nào con người còn đối xử với nhau 1 cách thiên vị, không công bằng do sự khác nhau về chủng tộc, ngày đó thế giới chưa được hòa bình theo đúng nghĩa. Mỗi cá nhân cần phai thấy rằng nạn phna biệt chủng tộc này là 1 điều không mấy tốt đẹp. Nó thể hiện sự xa cách giữa những con người với nhau. Đó không phải là lòng nhân ái, yêu thương con người. Không phân biệt chủng tộc, yêu thương mọi người từ tất cả các quốc gia, màu da khác nhau là 1 trong những hành động thiết thực để thế giới ngày càng ổn định, hòa bình.

26 tháng 6 2021

THAM KHẢO

Để giúp cho thế giới được hòa bình thì con người chúng ta cần phải có những hành động thiết thực góp phần vào đó. Nếu vậy thì chúng ta phải nói đến hành động đó là giải quyết vấn đề xung đột giữa mọi người. Ở trường học khi thấy các bạn đang cãi nhau chỉ là vấn đề nhỏ thì phải ngăn cản và giải thích rõ ràng. Ở công cộng thấy có người gây sự với ai đó thì báo với người có nhiệm vụ bảo vệ để khuyên ,ngăn lại. Đó chỉ là vài điều trong vấn đề. Không chỉ đứng nhìn thôi mà luôn tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, một phần nhỏ cho hòa bình thế giới. Nhưng không phải ai cũng như vậy. Một số người khác lại cho rằng đó chỉ là việc của người khác không liên quan đến mình .Hãy suy nghĩ mà xem nếu như bạn cũng là người giống như kẻ thờ ơ kia thì thế giới sẽ ra sao? Vì vậy mong muốn có thể sống chung với nhau tốt hơn một người trong chúng ta cần hành động giúp cho thế giới hòa bình. 🕊🌐

15 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.