hãy kể lại câu chuyện em bé thông minh bằng lời văn của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.
Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.
Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.
Ông bèn cất tiếng hỏi:
– Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Nghe thấy câu hỏi từ vị cận thần, người cha chỉ biết ngẩn ra, không biết trả lời quan như thế nào vì quá khó. Đúng lúc đó, cậu bé để tóc trái đào nhanh nhảu hỏi lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Viên quan nghe thấy liền sửng sốt, mừng thầm trong lòng. Ông nghĩ rằng cậu bé này chính là người tài mà ông muốn tìm kiếm. Ông bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi vội lên ngựa về tâu với vua.
Vị cận thần về kể lại câu chuyện cho nhà vua nghe, nhà vua rất mừng rỡ nhưng ông vẫn chưa tin ngay và muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Ngài bèn sai người ban cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng đó phải nuôi ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau phải nộp đủ, nếu không cả làng phải chịu tội.
Nhận được lệnh bề trên, cả làng vô cùng lo lắng, rất nhiều cuộc họp làng đã được mở ra để tìm cách giải quyết tình huống nguy nan này nhưng vẫn vô ích. Ngay sau đó, cậu bé nghe được tin này và liền nói với cha rằng:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
Người cha nghe con nói vậy rất sợ hãi, vội khuyên can:
– Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có mà dại dột mà mất đầu đấy con ạ!
– Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc.
Thấy con quả quyết như vậy, người cha cũng không nói gì thêm, vội ra trình với làng. Dân làng nghe vậy nửa tin nửa ngờ, bắt hai cha con viết giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Vài ngày sau, hai cha con cũng đến được hoàng cung, cậu bé dặn cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào trong rồi lăn ra khóc nức nở. Nghe thấy tiếng khóc, vua sai lính dẫn em bé vào và hỏi:
– Thằng bé kia! tại sao nhà ngươi lại khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nghe thấy vậy, cậu bé nín khóc, dụi mắt vờ đáp:
– Tâu đức vua, mẹ con thì chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe cậu bé nói vậy, nhà vua và các quan triều đình đều bật cười, vua đáp:
– Này nhóc! Mày muốn có em chơi cùng thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được.
Chỉ đợi nghe câu này của nhà vua, em bé tươi tỉnh đáp:
– Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
– Ta thử trí thông minh của nhà ngươi đấy thôi. Thế làng các ngươi không biết đem trâu ra giết thịt ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.
Nhà vua rất hài lòng với cách ứng xử của em bé nhưng vẫn muốn thử tài em một lần nữa. Ngày hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm thì nhà vua cho cận thần đem đến một con chim sẻ, lệnh cậu bé dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi chạy đi lấy một cây kim và nói với sứ giả rằng: “Ông cầm lấy cái này, về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao thật sắc để xẻ thịt chim”.
Sứ giả mang cây kim về tâu với đức vua, nhà vua thán phục trí thông minh của cậu bé, thưởng cho hai cha con rất hậu hĩnh. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Không lâu sau, có một nước láng giềng muốn chiếm bờ cõi nước ta. Họ sai sứ giả đem sang cho nước ta một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố chúng ta sâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc. Nhà vua thấy vậy bèn triệu tập bá quan văn võ trong triều để tìm cách giải quyết nhưng vẫn không được. Đức vua bèn sai người đi hỏi cậu bé. Khi nghe thấy quan mang dụ chỉ của vua đến, cậu bé chỉ cười và hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang…
Rồi cậu bé nói với viên quan rằng: “Cứ làm theo cách đó là xâu được ngay”.
Nghe cậu bé nói vậy, viên quan vội vã về tâu với nhà vua. Vua sai người làm theo những gì cậu bé dặn và đúng là con kiến càng đã sâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Nhà vua và triều đình ai cũng vui mừng, sứ giả nước bạn thì vô cùng thán phục. Sau này, em bé được vua phong làm Trạng nguyên và được ở trong dinh thự hoàng cung tiện cho việc giúp vua bình an trị quốc.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, quan niệm ấy từ xưa đến nay vẫn được chúng ta duy trì và phát huy. Người có trí tuệ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, thay vì suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được lệnh vua ban thì hãy đặt ra các tình huống tương tự để nhà vua thực hiện. Câu truyện giống như một lời nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo và các thế hệ trẻ của nước ta hiện nay. Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, cần phải biết lựa chọn người tài để giúp sức. Còn thế hệ trẻ thì cần phải cố gắng để trở thành những người tài, có ích cho đất nước. Mỗi một cá nhân cần phải rèn luyện cả đức và tài, chăm chỉ học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.
Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.
Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:
– Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!
Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: “…nhân tài ở đây rồi…”. Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.
Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:
– Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.
Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:
– Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…
Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:
– Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…
Chú bé liền tâu:
– Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?
Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.
Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô” con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.
Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:
“Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…”
Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.
Dưới đây là một số bài toán vui bằng tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi: What is always in front of you but can’t be seen? (Đáp án: the future) I am full of.....
1. Một cây vợt tennis và một quả bóng có giá 1 đô la 10 xu tổng thể. Biết rằng giá chiếc vợt đắt hơn giá quả bóng 1 đô la. Hỏi quả bóng giá bao nhiêu?
2. 5 chiếc máy sản xuất 5 chi tiết trong vòng 5 phút (mỗi chiếc sản xuất với tốc độ, chất lượng bằng nhau). Hỏi 100 chiếc máy sản xuất 100 chi tiết trong vòng bao nhiêu phút?
3. Có một lượng hoa súng trồng trong một hồ nước. Cứ mỗi ngày chúng lại phát triển số lượng gấp đôi ngày hôm trước. Sẽ mất 48 ngày để hoa súng mọc kín hồ. Hỏi: Cần bao nhiêu ngày để hoa súng mọc kín một nửa hồ?
Shane Frederick hiện đang là giáo sư của Trường Quản lý, ĐH Yale. Ông chuyên nghiên cứu về cách mà con người đưa ra quyết định và lựa chọn. Thậm chí ông từng làm việc với nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman. Cùng với nhóm của mình, Frederick đã khảo sát khoảng 1.000 người, trong đó phần lớn là sinh viên của những trường đại học lớn của Mỹ.
Bên cạnh việc kiểm ra khả năng nhận thức của họ, nhà khoa học này còn hỏi họ thêm một câu hỏi khác. Ông đề nghị tặng cho người phỏng vấn 3.400 USD ngay lập tức hoặc 3.800 USD nhận trong vòng 1 tháng. Kết quả là hầu hết những người đạt điểm thấp với 3 câu hỏi trên không đồng ý chờ đợi, mà muốn nhận tiền luôn mặc dù số tiền nhỏ hơn. Ngược lại, những người có điểm số cao kiên trì hơn và đồng ý chờ đợi để nhận được số tiền thù lao lớn hơn.
Thông thường những người trả lời sai sẽ đưa ra những đáp án này cho 3 bài toán bên trên theo thứ tự: 100 xu, 100 phút và 24 ngày.
Câu trả lời này thường được đưa ra bởi những người có tư duy trực quan, trong khi những người có tư duy logic hơn sẽ đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn.
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.
Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.
Chúc bạn li saron học tốt ^^
Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.
Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:
- Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!
Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.
Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:
- Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.
Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:
- Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…
Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:
- Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…
Chú bé liền tâu:
- Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?
Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.
Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.
Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:
"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"
Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.
Đề 1 :
Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.
Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:
- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!
Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:
- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?
Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:
- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!
Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:
- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!
Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang
- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.
Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:
- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!
Anh xe máy huýt một cái:
- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.
Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:
- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.
Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:
- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.
Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.
Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
Chúc bạn học tốt! Bài tham khảo nha!
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Đề 2: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh ,Thủy Tinh.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
Tham khảo:
Có một vị vua nọ, để tìm được người tài giỏi giúp nước đã cho người đi đến khắp nơi trong đất nước để tìm kiếm. Viên quan đã đến nhiều nơi, đưa ra nhiều câu hỏi khó thử tài nhưng không ai giải được.
Một ngày nọ, khi dừng chân nghỉ ngơi bên cánh đồng, thấy hai cha con đang cày ruộng, viên quan bèn hỏi về số đường cày trong ngày của con trâu. Thấy cha không trả lời được, người con trai bèn nhanh trí hỏi ngược lại vị quan rằng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước khiến vị sứ giả thua cuộc. Biết gặp được người tài, vị quan bèn quay về bẩm báo với nhà vua.
Để thử tài cậu bé thông minh, nhà vua đã ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực và yêu cầu 1 năm sau phải để cho 3 con trâu đực đẻ thành 9 con. Nhận được lệnh vua, ai nấy trong làng đều lo lắng, sợ hãi nhưng cậu bé lại nói mọi người lấy gạo, giết trâu ăn, còn một phần để cậu bé và cha làm lộ phí vào cung gặp vua. Gặp vua cậu bé đã nhanh trí chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu không thể đẻ.
Thấy được sự nhanh trí của cậu bé, nhà vua đưa thêm một thử thách khi ra lệnh cho cậu bé xẻ thịt một con chim sẻ để làm thành 3 mâm cỗ. Cậu bé đã không hề lo lắng mà yêu cầu nhà vua rèn cho mình cây kim thành con dao để mình xẻ thịt. Qua thử thách lần này nhà vua đã hoàn toàn tin tưởng vào tài trí của cậu bé.
Bấy giờ nước ta có giặc ngoại xâm nhăm nhe xâm lược, để thăm dò nước ta, chúng đã cho người sang thăm dò. Sứ giả của quân giặc đã đưa ra một câu hỏi hóc búa: làm sao để xâu được chỉ qua chiếc vỏ ốc. Cậu bé thông minh đã nhanh trí buộc sợi chỉ vào người con kiến càng, thoa mỡ bên kia vỏ ốc để kiến bò sang. Hoàn thành thử thách, cậu bé không chỉ khiến sứ giả quân địch tâm phục khẩu phục mà còn được nhà vua phong làm trạng nguyên
Refer
Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp " Em bé Thông Minh" này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: "một ngày cày được mấy đường" có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: "Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường".
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: "Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội"
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: "Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà "đánh chén" cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết." Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!
Quả nhiên khi vào đến cung đình, em dùng lời kể ngay thẳng, thật thà có dụng ý dẫn vua vào một sự giải tỏa thách đố. Em khóc, nhà vua hỏi tại sao khóc, thì em trả lời: "Mẹ em chết sớm, em muốn có em mà cha em không chịu đẻđể anh em chơi với nhau. Mong được nhà vua phán bảo.
Vua và các quan cười ồ lên nói: "Mày muốn có em thì phải kiếm vợ hai cho bố mày, bố mày giống đực làm sao mà đẻ được".
Biết nhà vua và triều thần đã mắc lừa lời nói để lộ ra mình mưu mô bắt bí, em liền tấn công:
"Tâu đức vua, thế sao làng con lại có lệnh trên nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp nhà vua?"
Vua cười vui, thích thú vì đã gặp một bé thông minh, liền nói: "Ta thử đấy thôi, thế làng không đem trâu ấy ra thịt mà ăn à?"
Em bé vội đáp: "Làng chúng con sau khi đã nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua ban đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi."
Đến đây em muốn nói thêm rằng: "Thật ra sau khi nấu xôi, mổ trâu nhiều người còn sợ không dám ăn. Tình thế lúc ấy diễn ra có hai tình trạng: một là cả làng thiếu sự đồng tâm nhất trí, vì người ăn người không ăn và như thế để xôi, thịt thừa thãi ôi thối. Em thấy thế liền nói với cha đi báo cho mọi người: "Con trâu còn sống bỗng nhiên nói em bé lập cho bản làm giao kèo, cam đoan sẽ chịu hết tội lỗi nếu nhà vua quở phạt. "
Thế là ai cũng vội vàng ra đình nhận phần của mình, cho nên đến khi vua hỏi, em bé đã nói: "Cả làng con từ già đến trẻ đều được hưởng lộc vua ban, nên reo mừng chúc nhà vua sống lâu trăm tuổi".
Câu chuyện về em bé thông minh vẫn còn được nối tiếp bằng hai sự việc nữa:
Nhà vua mang tới con chim sẻ, yêu cầu làm thành ba cỗ thức ăn. Em bé xin cha một cây kim đưa cho sứ giả yêu cầu vua rèn kim thành ba con dao để xẻ thịt chim làm cỗ.
Lúc đó vua mới phục tài em thực sự.
Một lần nữa, có sứ nước láng giềng đưa sang một con ốc rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mỏng xuyên qua đường vỏ ốc. Vua và triều đình bó tay, phải cầu đến em bé thông minh. Em đang mải chơi đùa nên hát mấy câu:
"Tính tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang..."
Viên quan trở về tâu với vua làm theo lời bé quả nhiên sợi chỉ sâu qua con ốc một cách dễ dàng. Sứ giả nước láng giềng phục tài, bỏ ý đồ xâm lược. Nhà vua phong cho em làm Trạng Nguyên. Nhưng Trạng chưa thể mặc được áo, mũ vua ban vì còn bé quá.
Qua câu chuyện này, em rất thích thú vì tuy chỉ là một chú "bé con" nhưng em bé này đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí em bé còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện "Em bé thông minh" cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trau dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn!
- Hết -