K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

Đọc kĩ văn bản sau vả trả lời các câu hỏi:

                                                                 NHỚ

                                              Cái vết thương xoàng mà đưa viện

                                              Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo

                                              Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến

                                              Nôn nao ngồi dậy, nhớ lưng đèo.

Câu 1 : Nêu phương thức biểu đạt, thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện tâm sự gì của người lính lái xe Trường Sơn khi bị thương phải nằm viện ?

Câu 3 : Biện pháp tu từ chính nào được sử dụng trong hai câu thơ sau, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?:

“Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến

                                        Nôn nao ngồi dậy, nhớ lưng đèo.”

 

Câu 1 : Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :“ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà .Sau đó...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :

“ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà .Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng miếng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều . Một ngày anh cưa một vài răng . Không bao lâu sau , cây lược được hoàn thành . Cây lược dài độ hơn một tấc , bề ngang độ ba phân rưỡi , cây lược cho con gái , cây lược dùng để chải tóc dài , cây lược chỉ có một hàng răng thưa . Trên sống lược khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược anh càng mong gặp lại con”

(Chiếc Lược Ngà –Nguyễn Quang Sáng )

a.Phần trích trên được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn nhân vật kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?

b. Chiếclược ngà là một vật kỉ niệm, lại là tên nhan đề tác phẩm. Vậy em hiểu gì về ý nghĩa hình ảnh này?Nó có liên quan gì đến chủ đề văn bản?

c.Vì sao hình ảnh Chiếc lược ngà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang sáng

 

0
2022 BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương...
Đọc tiếp

2022 BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên. Câu 2. Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 3. Viết đoạn văn phân tích bốn câu đầu bài thơ để thấy rõ: Bốn câu thơ đầu vừa tả cảnh Đèo Ngang vừa gửi gắm tâm sự u hoài, buồn thương của nữ sĩ. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng một từ Hán Việt và gạch chân dưới từ đó.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.   Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.   Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

 

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

 

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

 

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

 

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

 

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

 

 

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

 

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

 

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

 

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

 

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

 

 

 

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

 

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

 

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

 

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

 

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

 

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

 

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

 

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

 

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

 

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

 

 

 

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

 

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

 

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

 

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.

 

 

 

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước

 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

 

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

 

(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

 

1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?

 

2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?

 

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?

 

4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) 

 

Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)

 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

0
22 tháng 12 2021

1. Là lời của người ở quê hương với người đi xa

2. Thành ngữ: Dãi nắng dầm sương

Nghĩa: Sự vất vả, gian lao trong cuộc sống.

BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương...
Đọc tiếp

BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên. Câu 2. Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 3. Viết đoạn văn phân tích bốn câu đầu bài thơ để thấy rõ: Bốn câu thơ đầu vừa tả cảnh Đèo Ngang vừa gửi gắm tâm sự u hoài, buồn thương của nữ sĩ. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng một từ Hán Việt và gạch chân dưới từ đó. BÀI 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con. (Sách Ngữ Văn 7, trang 10, NXB Giáo dục, 2018 ) Câu 1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Đoạn văn là lời của ai gửi đến ai? Những lời đó được viết ra trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? Câu 4. Tình cảm gia đình là một đề tài quen thuộc trong ca dao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã được học một bài ca dao về tình cảm anh em thương yêu gắn bó, mở đầu bằng câu: Anh em nào phải người xa a. Hãy chép 3 câu tiếp theo để hoàn thành bài ca dao trên b. Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 7-9 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao em vừa chép. Trong đoạn, có sử dụng một từ láy (gạch chân, chú thích từ láy). BÀI 3: Mỗi loài cây xung quanh ta đều có một ý nghĩa riêng thật đặc biệt. Có loài cây cho bóng mát, có loài cây cho trái ngọt, có loài cây mang đến hương sắc điểm tô vẻ đẹp cho cuộc đời. Hãy viết bài văn biểu cảm về một loài cây mà em yêu quý.

0