Đáp án nào sau đây là thành ngữ?
Năm biết mười trông
Năm tay mười miệng
Năm gió mười sương
Năm nắng mười mưa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Giải thích: Thành ngữ “Năm nắng mười mưa”.
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, Mưa to gió lớn.
2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …
Ví dụ: – Tham sống sợ chết, Bùn lầy nước đọng.
– Lòng lang dạ thú, Khẩu Phật tâm xà, Nhanh như chớp.
3. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …
Ví dụ
– Người này khỏe như voi (vị ngữ)
– Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ)
– Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)
– Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)
4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Ví dụ: – Bảy nổi ba chìm trong câu thơ của Hồ Xuân Hương.
– Tắt lửa tối đèn trong câu văn của Tô Hoài.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
I. Thế nào là thành ngữ
– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Giấu đầu hở đuôi, Khôn nhà dại chợ, Thua keo này bày keo khác…
Thành ngữ có một số đặc điểm sau:
– Về mặt cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yêu tố khác từ ngoài vào.
Ví dụ: Không thể nói muốn an phận thì phải thủ thường mà chỉ nói an phận thủ thường.
Tuy nhiên, có một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
Ví dụ: Thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có những biến đổi như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia…
– Về mặt ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường thông qua một sô”phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh, nói quá…
Ví dụ:
+ Nghĩa đen (miêu tả): nhắm mắt xuôi tay, đè đầu cưỡi cổ, bảy nổi ba chìm, tay bế tay bồng…
+ So sánh: ăn như tằm ăn rỗi, hiền như bụt, đen như cột nhà cháy, hôi như chuột chù…
+ Ẩn dụ: có bột mới gột nên hồ, ruột để ngoài da, dầm mưa dãi gió, ăn tuyết nằm sương…
+ Nói quá: đi guốc trong bụng, vắt cổ chày ra nước, một tấc lên trời…
1. Nhận xét về cấu tạo cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao:
Nước non lận đận một mình,
Thăn cò lên thác xuống ghênh bấy nay.
a) Trong câu ca dao trên, không thể thay thế một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khấc, không thế chêm xen một vài từ khác vào cụm từ, cũng không thế thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
b) Cụm từ lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. về cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ này có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yếu tố khác. Không thể nói lên trên thác xuống dưới ghềnh.
2. a) Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: trải qua nhiều khó khăn, vất vả mới vượt qua được, tượng trưng cho nỗi gian truân, nguy hiểm.
b) Nhanh như chớp có nghĩa là: rất nhanh, thường để ví với tốc độ, hành động, sở dĩ nói nhanh như chớp là vì chớp là ánh sáng loé mạnh lên rồi tắt ngay, thường là rất nhanh.
II. Sử dụng thành ngữ
– Khi nói và viết, nếu biết vận dụng thành ngữ, câu văn câu thơ trở nên hàm súc, hình tượng và biểu cảm.
Ví dụ:
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
(Hồ Chí Minh)
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.
(Tản Đà)
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ…
Ví dụ:
+ Làm chủ ngữ:
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.
(Nguyễn Du)
+ Làm vị ngữ:
Yêu nhau bốc bải giần sàng,
Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi.
(Ca dao)
+ Làm phụ ngữ cho cụm danh từ:
Tính nó ruột để ngoài da để ý làm gì.
+ Làm phụ ngữ cho cụm động từ:
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.
(Nguyễn Du)
1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ sau trong các câu sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ trên có vai trò ngữ pháp là làm vị ngữ cho câu.
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài)
Thành ngữ Tắt lửa tối đèn trong câu trên có vai trò ngữ pháp là làm phụ ngữ trong cụm động từ.
2. Cái hay của việc dùng thành ngữ trong hai câu trên là:
– Việc dùng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ của Hồ Xuân Hương giúp cho câu thơ có tính hình tượng cao. Và điều này cũng giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn thân phận ngưòi phụ nữ trong thời phong kiến
– Việc dùng thành ngữ “Tắt lửa tối đèn” trong câu văn của Tô Hoài giúp cho câu văn có tính hình tượng hoá và tính biểu cảm cao.
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài này nêu ra hai yêu cầu:
– Tìm các thành ngữ trong các câu trích dẫn trong SGK, trang 145.
– Giải thích nghĩa các câu thành ngữ đó.
a) “Đến ngày lễ Tiền Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chang thiếu thứ gi”. (Bánh chưng, bánh dày)
Câu a có hai thành ngữ:
– Sơn hào hải vị (sơn: núi; hào: món ăn ngon từ động vật; hải: biển; vị: đặc tính của thức ăn, thức uông mà ta cảm thấy khi nếm): những món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển, quý và sang trọng.
– Nem công chả phượng (nem công: là loại nem bằng thịt chim công, chả phượng: là loại thịt bằng thịt chim phượng): những món ăn sang trọng, quý hiếm.
b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông… hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi… Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân…”
– Tứ cô vô thân: (tứ: bốn; cố: nhìn; vô: không; thân: thân thích): cô độc, lẻ loi, không có người thân thích, không nơi nương tựa.
– Khoẻ như voi: rất khoẻ.
c) Chốc đà mười mấy năm trời / Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Câu thơ trên có một thành ngữ: Da mồi tóc sương, (da mồi: da mốc lốm đốm màu nâu nhạt như vẩy con đồi mồi; tóc sương: thường tượng trưng cho sự sống lâu): người già, tuổi cao.
2. Bài tập này yêu cầu các em kể vắn tắt các truyền thuyết về ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Con Rồng cháu Tiên
Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân thuộc loài Rồng, con trai thần Long Nữ kết duyên cùng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, giống Tiên ở vùng núi cao phương Bắc, sau đổ, Âu Cơ có mang và đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm con người. Lạc Long Quân vốn quen ở nước, nên đã cùng Âu Cơ chia năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Ếch ngồi đáy giếng
Một con ếch sống lẩu ngày trong một cái giếng, xung quanh là những con vật nhỏ bé. Nó cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó là chúa tể. Một năm nọ, trời mưa, nước dềnh lên, nước tràn, ếch được ra ngoài. Nó đi lại nghênh ngang không thèm để ý xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Thầy bói xem voi
Xưa có năm ông thầy bói mù phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Các thầy quyết định chung tiền biếu người quản voi để được xem voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi và đưa ra kết luận của riêng mình. Không ai chịu ai, thành ra đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Năm nắng mười mưa
Năm nắng mười mưa