Tả Rô-da Pác- cơ ( bài Người phụ nữ làm thay đổi nước Mỹ), viết suy nghỉ của em về hành động can đảm của bà. Viết bài ngắn thôi nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Đề 1:
bài làm
Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.
Đề 2:
bài làm
Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.
Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.
Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có sự hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để người khác được hạnh phúc hơn, để cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn. Ta có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì dân tộc, vì quê hương đất nước đã lần lượt lên đường ra chiến trường, cho dù có thể bỏ mạng cũng không hề chùn bước. Các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh đứa con của mình, không sợ nguy hiểm bảo vệ các chiến sĩ cách mạng, tất cả cũng vì hòa bình của dân tộc. Hay có thể thấy, trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc, để lo cho con, mong con no đủ. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều người còn lối sống ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình,... đó vẫn còn là mảng tối trong xã hội hiện nay. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, giúp cho người với người lại gần nhau hơn, lòng yêu thương được lan tỏa, vì vậy chúng ta cần phải biết trân trọng và phải biết hi sinh vì người khác, tránh lối sống vô tâm, ích kỷ. Chúng ta cần rèn luyện đức hi sinh ngay khi còn là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người".
Hi sinh là cho đi và nhận lại! Hi sinh được hiểu theo nhiều nghĩa như hi sinh một phần nho nhỏ cho đất nước xã hội thêm giàu mạnh. Hay những lần giúp nhưng người có hoàn cảnh khó khăn cũng là hi sinh dù nó chưa lớn. Nhưng hi sinh trong 'Bếp lửa' là cái hi sinh của một người bà, một người mẹ dành cho con cháu mà không phải ai cũng có thể làm được. Người bà ở đây sẵn sàng hi sinh mọi thứ 'bà dạy cháu làm bà chăm cháu học' dù bà học không cao nhưng được tác giả Bằng Việt thể hiện vào trong bài thơ 'bà chăm cháu học'. Có thể hiểu được rằng đây là sự hi sinh vô giá nó không phải là hi sinh thông thường mà nó là sự hi sinh đầy vật chất. Mỗi người bà, người mẹ đều luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất đến cho con cháu của mình. Người mà họ đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, rồi chỉ mong nó nhớ đến mình như người đã sinh ra nó, nuôi lớn và dạy dỗ. Những người bà, người mẹ hi sinh tất cả cho con cái, họ có quyền được kì vọng vào nó!
Em sinh ra trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong sự trở che yêu thương của ông bà. Em rất yêu quý các thành viên trong gia đình nhưng có lẽ người mà em yêu quý nhất là bà của em.
Bà em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Đã sắp vào cái tuổi xế chiều nhưng dáng người bà vẫn thẳng, bước đi còn rất nhanh nhẹn. Mái tóc dài mượt đã điểm màu hoa râm, được bà búi lên gọn gàng bằng chiếc búi màu nâu nhạt. Khuôn mặt phúc hậu hiện lên với làn da bánh mật. Đôi mắt bà đã không còn rõ như trước nữa, mỗi khi đọc sách bà phải dùng kính mới có thể nhìn rõ được. Thế nhưng nó vẫn chứa đựng tình yêu thương sâu sắc dàng cho con cháu. Phía chân mắt đã hiện lên vài dấu chân chim. Mỗi khi sà vào lòng bà, nhìn lên đôi mắt ấy, em mới sót sa nhận ra rằng bà em đã già rồi. Bà là con người hiền dịu, nụ cười tươi hiền hậu luôn hiện lên trên đôi môi của bà. Thế nhưng em luôn làm bà buồn lòng, làm cho nụ cười ấy nhiều khi mang theo tia lo âu. Mỗi lần như vậy, bà không mắng chửi, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo em lần sau không được phạm lỗi như vậy nữa nhưng em vẫn nhìn thấy trong đôi mắt đã mờ của bà một tia buồn bã, thất vọng. Em chỉ có thể tự nhủ sẽ không làm bà buồn lòng như thế lần nữa.
Cả cuộc đời bà đã hi sinh cho con cháu, vất vả nhiều năm để nuôi nấng con khi mà ông mất sớm. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương cũng đã có nhiều nếp nhăn. Làn da cũng đã xuất hiện những vết đồi mồi. Thế nhưng gần cuối cuộc đời, bà vẫn không nghĩ cho mình. Có cái gì ngon cũng để dành cho cháu. Mỗi lần em về chơi, bà đều mua đồ ăn ngon, đồ chơi cho em bằng những đồng tiền dành dụm ít ỏi từ việc nuôi gà trồng rau. Mỗi buổi tối gió mát trăng thanh, em thường cùng bà ngồi ngoài sân, nằm trong vòng tay ấm áp của bà, lắng nghe giọng nói trầm ấm nhẹ nhàng kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà đưa em vào giấc ngủ với những giấc mơ tuyệt đẹp, em được bước vào thế giới cổ tích với chàng Thạch Sanh dũng cảm xuống hang cứu công chúa, cô Tấm chăm chỉ, ngoan ngoãn, nơi cái thiện chiến thắng cái ác,… Từ câu chuyện ấy, bà dạy cho em cách làm người, những bài học ý nghĩa.
Em rất yêu quý bà của mình. Câu chuyện của bà đã dạy em rất nhiều điều, dạy em trở nên tốt hơn từng ngày.
bài ngắn như này đc ko bn???
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến “Tam tòng, tứ đức” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ, …
Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê, … Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le.
Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nỗi ba chìm với nước non”
Không chỉ thế nỗi đau thân phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II”:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non (…)
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”.
Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:
“Lặn lội than cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi thân của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”) mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam.
Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút:
“Oán hận trông ra khắp mọi chòm” (Tự tình I – Hồ Xuân Hương)
Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất.
Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình II)
Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định”
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà en vẫn giữ tấm lòng son” ( Bánh trôi nước)
Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt:
“Chém cha cái kiếp lấy cồng chung”
Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại.
Đến với “Thương vợ” của Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con.
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở …
Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang tháo vác.
Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.
Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.
Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.
Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.
Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.
Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.
Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.
Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.
Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.
Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.
Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.
Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.
Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:
“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.
k mk nhak
Thanks <3
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
học tốt nha
tk cho mik nha
kb vs mik nha
Bạn ơi vậy còn suy nghĩ của em về người phụ nữ ngày nay thì sao