thư gửi các y bác sĩ đg ở tuyến đầu chống dịch
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cháu chào các bác sĩ ạ.Cháu tên là...Khi cháu xem thời sự trên TV cháu thấy rất biết ơn đến các y bác sĩ .Dịch bệnh được 2 năm đã quá căng thẳng,và mọi người cũng đã quá vất vả để mọi người chống dịch.2 năm phải chịu nhiều khổ sở cháu thấy nhiều người trên thế giới đã bị mắc bệnh Covid-19 này và đã nhiều người phải ra đi 1 cách thanh thản ,đau lòng.Cháu mong các y bác sĩ có nhiều sức khỏe,tự tin rằng mình có thể chiến thắng được đại dịch này.Cháu chúc tất cả các y bác sĩ luôn luôn cố gắng và sẽ 1 ngày nào đó chúng ta cũng sẽ thắng đại dịch này
Xin trân trọng cảm ơn!
Người viết thư
MIK CHỈ VIẾT ĐC ĐẾN ĐÓ THÔI ,NẾU MUỐN BẠN CỨ VIẾT J THEO BN THIK.ありがと❤😄
Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19
Hà Nội (TTXVN 18/5)
Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sỹ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân… Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước.
* Thâu đêm làm nhiệm vụ
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước. Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.
Thế nhưng đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt. Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở 2, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính với SARS-CoV-2 nên công việc của bác sỹ, điều dưỡng vất vả bội phần.
Theo bác sĩ Phúc, đêm 14 rạng sáng 15/5 là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả "ngược xuôi" chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo) cho một ca mắc COVID-19 nguy kịch… Trong bất cứ tình huống nào, các bác sỹ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.
“Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sỹ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết, đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Cũng tối muộn 14/5, một điểm lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng được dựng lên theo kiểu “dã chiến” tại khu lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để lấy mẫu cho công nhân, người thân sống tại khu này mới trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ (30/4 -1/5).
Y sỹ Vũ Thị Hoàng Oanh - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức, trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, nóng bức, đang tất bật gộp mẫu, cắt mẫu xét nghiệm và bỏ vào ống. Mặc cho mồ hôi thấm ướt, chị vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.
Hơn 200 mẫu được lấy trong vòng hơn một giờ đồng hồ, chị cùng ê kíp khoảng 10 người lại tất bật lên đường. Đoàn tiếp tục di chuyển đến một địa chỉ khác để lấy mẫu nhằm kịp chuyển mẫu về bệnh viện ngay trong đêm.
Mẫu được lấy và chuyển đi càng sớm, địa phương sẽ nhanh chóng nhận được kết quả trả về. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhận diện càng sớm. Ngành y tế khoanh vùng, truy vết, dập dịch càng nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian, giảm hậu quả của dịch bệnh.
Chị Oanh kể, những đợt dịch trước, chị và các nữ đồng nghiệp ít phải đi đêm để lấy mẫu, vì sau giờ hành chính, nữ phải vướng bận nhiều với gia đình, con cái. Hiểu và cảm thông điều đó, những đồng nghiệp nam đã chủ động giành hết cực nhọc về mình. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác lấy mẫu phải đẩy lên cao độ, khẩn trương gấp nhiều lần hơn so với trước. Ý thức được trách nhiệm của mình, chị và các đồng nghiệp nữ đã chủ động đề nghị chia việc.
Những ngày cao điểm, chị Oanh cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại 6 điểm hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu. Có hôm về đến nhà đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chị lại tiếp tục lên đường.
* Tạm gác những nỗi niềm riêng
Tại Đà Nẵng, khi trường hợp ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây từ nhân viên một công ty ở Khu Công nghiệp An Đồn được phát hiện, thành phố bước vào một cuộc chiến mới, khốc liệt và cam go. Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đã phải lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 11.000 người để kịp thời đáp ứng công tác truy vết, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Các “chiến sỹ áo trắng” túc trực 24/24 giờ để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ.
Anh Lê Hoàng Thuận, cán bộ Đội truy vết Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, chia sẻ: Gần 12h khuya 11/5, anh nhận cuộc gọi từ các đồng nghiệp và ngay lập tức lên đường. Nhà ở cách nơi làm việc gần 30km, anh Thuận chỉ kịp lấy túi xách rồi phóng xe máy đến cơ quan, không kịp chào vợ và con gái nhỏ mới 2 tháng tuổi. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến người cán bộ ấy chỉ mong cho dịch trôi qua thật nhanh để được về với gia đình. "Thực sự chỉ cần được nhìn thấy vợ, con một chút thôi là thỏa nỗi nhớ rồi"- anh Lê Hoàng Thuận chia sẻ.
Cũng phải gác lại tất cả công việc gia đình, tạm xa người thân để tham gia chống dịch, chị Nguyễn Thị Hương, điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cùng 199 y, bác sỹ và điều dưỡng của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch.
Chị Hương cho hay: "Con trai lớn nhà tôi thi lên lớp 10 ngày 12/6 tới. Bạn nhỏ thì chuẩn bị vào lớp một. Ngày chia tay chỉ biết động viên con ôn tốt, thi tốt để mẹ yên tâm và hoàn thành công việc".
Chồng chị Hương làm nghề xây dựng, rất bận, có những hôm đi từ sáng đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Ông bà nội, ngoại đều hơn 80 tuổi rồi nên bình thường, chuyện gia đình đều một tay chị lo. Bây giờ, tất cả đều phụ thuộc vào chồng. Trước khi đi, chị cũng chuẩn bị cơm nước và mua ít đồ dùng cho mấy bố con trong những ngày đi vắng.
Ở những đợt dịch trước, chị Hương đã có khoảng nửa tháng (chưa kể thời gian cách ly) đến tâm dịch Đông Triều (Quảng Ninh), còn chuyến tiếp lửa đến Bắc Giang lần này, chị Hương xác định chưa biết ngày về.
Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh tại khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng tương tự. Ngày lên đường tiếp lửa vùng dịch Bắc Giang, chị Oanh chỉ có thể ôm hôn con gái trong vội vàng.
Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sỹ phải bỏ lại sau lưng bố mẹ già đau yếu. Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ những ngày qua khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Hơn nửa tháng qua, cán bộ, công chức, viên chức, các nhân viên y tế cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch của Trung ương và nhiều địa phương gần như không một phút nghỉ ngơi. Nếu một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… có lẽ mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó có gì đo đếm được.
Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời, nhưng vượt qua tất cả - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng gửi gắm trong bức thư gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế: "Hơn ai hết, mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh... Mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"./.
Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Tôi đã chảy nước mắt vì thương bác sĩ! Vất vả quá! Tận tình quá! Chẳng một lời kêu ca! Tuyến đầu! Nói thì dễ! Nói thì nhẹ! Nhưng nếu ở đó không chữa được, thì thôi, không phải đi đâu nữa! Tôi đã từng nằm ở đó trong trận ốm thập tử nhất sinh của đời mình! Nằm đúng nơi nặng nhất! Và đã được cứu sống! Ban đêm, chính mắt tôi chứng kiến những ca trực bác sĩ không hề chợp mắt. Họ đã gọi bệnh nhân mở mắt như gọi người thân của mình. Tôi cũng tận mắt chứng kiến họ hối hả suốt đêm tìm mọi cách cấp cứu bệnh nhân. Cả kíp trực chạy dồn chạy dập. Nơi ấy, cũng là niềm hi vọng và nơi bấu víu cuối cùng của tất cả những ca khó khăn trên cả nước, bệnh viện nào gặp khó và cầu cứu là họ lại lên đường ngay! Thương lắm các y bác sĩ ơi! Hi sinh sự vất vả của mình vì đất nước! Cố lên ngành Y đáng kính đáng trọng ơi! Hãy kiên cường, cả đất nước cầu mong cho mọi người khỏe mạnh! Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng!
TYM HỘ MÌNH NHAAA!!!!
Tham gia cuộc hội chẩn trực tuyến điều trị những ca bệnh nhân nặng của Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) vào trưa 3/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, khẳng định người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Đồng thời yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa, hạn chế tối đa trường bệnh nhân có diễn biến nặng, tử vong.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa, hạn chế tối đa trường bệnh nhân có diễn biến nặng, tử vong. |
Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, hiện khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện này đang điều trị 5 bệnh nhân nặng. Trong đó, 3 ca đã có những tiến triển tích cực, không còn phải máy thở. Đó là 2 nam bệnh nhân người Anh đã âm tính nhiều lần với virus SARS-CoV-2 và nam bệnh nhân số 50, người Việt Nam đã hết sốt.
Tuy nhiên, trong số 2 trường hợp còn lại, nữ bệnh nhân là bác của bệnh nhân số 17, có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần nhưng vẫn phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO).
Trường hợp còn lại là bệnh nhân số 161, quê Hưng Yên, 88 tuổi, mắc Covid-19 trong thời gian điều trị xuất huyết não tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, nữ bệnh nhân này có xu hướng tổn thương phổi tăng hơn. Đến ngày 2/4, vẫn phải thở ô xy, mở nội khí quản, phải chuyển lên khoa Hồi sức tích cực và kết quả xét nghiệm gần đây nhất vẫn dương tính.
Nắm bắt tình hình tại cuộc hội chẩn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ tự hào và động viên khích lệ đội ngũ thầy thuốc đã dồn tâm sức tham gia phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân Covid-19. Phó Thủ tướng cho biết, trong phòng bệnh đã thực hiện rất tốt việc ngăn chặn, phát hiện, cách ly và khoanh vùng. Quy trình truy tìm, phát hiện người nghi ngờ mắc để cách ly đã được triển khai khẩn trương liên tục trong thời gian qua. Do vậy, ngành y tế không bị bất ngờ khi xảy ra ổ dịch lớn tại Bệnh viện Bạch Mai.
“Bên khối y tế dự phòng thì cố gắng không để có nhiều người mắc. Bên khối điều trị, cố gắng không để bệnh nhân trong tình trạng nặng. Nếu chuyển sang tình trạng nặng thì "còn nước còn tát", hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Nếu không có bệnh nhân Covid-19 tử vong thì đây không chỉ là niềm tự hào của ngành y tế, mà của cả đất nước. Qua theo dõi, đến hôm nay chỉ có 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có số ca mắc Covid-19 như Việt Nam trở lên chưa có bệnh nhân tử vong.”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.
Trước đó, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid 19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các cấp chính quyền địa phương triển khai nhanh biện pháp phòng chống tại các bệnh viện trong cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lây nhiễm cho bệnh nhân, nhất là tại các bệnh viện lão khoa, khoa lão, viện dưỡng lão và trung tâm bảo trợ xã hội. Trong 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có những ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như các địa phương cần quan tâm hơn đến những người có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thực hiện giãn cách xã hội đang mang đến những kết quả tích cực trong việc khống chế dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc.
“Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực trong vòng 15 ngày (từ 1-15/4) rất kịp thời để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Cách ly xã hội bản chất là giãn cách xã hội. Đây là biện pháp còn mới nên một số nơi chưa hiểu. Chúng tôi đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ để hôm nay có hướng dẫn cụ thể. Một số nước thường áp dụng biện pháp này khi số ca mắc trong ngày khoảng 50 trường hợp trở lên, nhưng Việt Nam áp dụng khi số ca mắc dưới 20 trường hợp/1 ngày là rất kịp thời”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
Một thông tin tích cực tại cuộc họp, đó là Bộ Y tế cho biết, các doanh nghiệp trong nước đã may được trang phục bảo hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19, chủ động được nguồn nguyên liệu khẩu trang y tế và đã sản xuất được khẩu trang chuyên dụng tương đương loại N95 nhập khẩu./.
Bạn tham khảo!
Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ luôn sẵn sàng làm việc để cứu đồng bào trong tình hình hiện nay. Mặc dù, trong môi trường làm việc của mình có chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đứng trước nguy hiểm đang cận kề mà họ vẫn dũng cảm để cùng chính phủ chiến đấu. Nên người ta mới có câu: ''Các y bác sĩ như những thiên thần''. Họ còn hơn cả sự cao đẹp của nghề mà họ làm nữa. Với phương châm: “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh. Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.
câu này quá dể, tra trên mang là có
tham khảo
thái bình, ngày 12/02/2022
Các cô, các chú y tá và các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch thân mến,
Cháu tên là Nguyễn Huyền Trang hiện đang điều trị ở bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương Hà Nội. Vì đại dịch đang diễn ra vô cùng nhanh và nguy hiểm trên cả nước nên cháu viết thư này để hỏi thăm sức khỏe của các y bác sĩ, cháu hi vọng lá thư nhỏ bé này của cháu sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh cho các y bác sĩ quyết tâm chiến thắng, đẩy lùi đại dịch Covid-19. Chá biết ơn vô cùng với các y bác sĩ ở tuyến đồng chống dịch, mọi người làm việc ngày đêm vô cùng vất vả, luôn tận tâm chăm sóc bệnh nhân hết mình, tận tụy với công việc chữa trị, bảo vệ mạng sống của các bệnh nhân mắc Covid-19. Cháu vô cùng cảm kích trước tinh thần làm việc của các y bác sĩ khi phải xa gia đình, không quản ngại khó khăn, dũng cảm trước sự lây lan của dịch bệnh để chăm sóc bệnh nhân, các y bác sĩ là siêu anh hùng của cuộc chiến chống đjai dịch, ngày đêm tận tụy bên giường bệnh để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Còn riêng cháu sẽ không quên nhắc nhở bản thân mình và mọi người phải tự giác và ý thức hơn trong việc chống dịch, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.
Kính mong các y bác sĩ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui, và cùng người dân Việt Nam chiến thắng đại dịch mang bình yên, hạnh phúc cho cộng đồng và các y bác sĩ trở về với gia đình.