Viết đoạn văn tổng phân hợp 12 câu làm rõ cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam giữ, trong đoạn có sử dùng 1 phép tu từ.
Mình đang cần gấp ạ!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tóm tắt lại nhé (Tham khảo):
Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”
Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.
Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu”,“Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.
Chúc bạn học tốt
Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))
a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.
+ Uất hận khi rơi vào tù hãm.
+ Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.
+ Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.
+ Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.
→ Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.
Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.
+ Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.
+ Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.
→ Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.
b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.
- Về từ ngữ:
+ Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.
+ Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.
+ Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.
- Về hình ảnh:
+ Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.
+ Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.
+ Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.
c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
→ Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Tham khảo:
Nào ai biết nó đang gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “gậm” không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi " cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hoá, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng.
Refer:
Trong bài thơ " Nhớ rừng", Thế Lữ đã rất thành công khi khắc họa tâm trạng của của con hổ khi bị giam cầm trong cũi sắt.. Trong phần đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện rõ tâm trạng đau khổ, uất hận của hổ khi bị tước mất tự do. Dưới song sắt của sở thú giam cầm, con hổ chỉ thấy căm hờn và uất hận. Nó hận vì sao lại bị giam chân ở giữa chốn ngục tù này . Một thời huy hoàng của hổ giờ đây bị thay thế bằng chuỗi ngày dài ngao ngán , chán chường. Nó khinh những kẻ tầm thường không hiểu vì về khát vọng tự do, giương mắt giễu oai linh hùng vĩ. Nhưng, đau xót hơn là từ một chúa sơn lâm đứng ở vị trí tối cao - chúa tể chốn rừng xanh thế mà giờ đây hổ lại phải “chiu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi ”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ẩn chứa đằng sau mỗi từ, mỗi câu là tâm trạng đầy bị kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, rơi vào cảnh “nhục nhằn, tù hãm”. Qua đây, ta cũng thấy được khát vọng được sống tự do của vị chúa tể rừng già. Thử hỏi với cương vị của một vị chúa sơn lâm mà giờ đây hổ bị loài người coi như một con vật mua vui giải trí thì liệu nó có cảm thấy buồn ? . Chẳng phải giờ đây, hổ thật sự trở nên tầm thường trong mắt mọi người đó sao ! Đó là minh chứng rõ nhất cho thấy con hổ là một con vật hoàn toàn bị mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt.
Mở đầu bài thơ " Ngắm trăng" là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù. Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Bác làm sao có thể “hững hỡ” trước một đêm trăng đẹp đến mê hồn như vậy? ( Câu hỏi tu từ ) Bác vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp. Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên ôi! nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yêu thiên nhiên và khát khao tự do.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ ''Nhớ rừng''
TB:
Phân tích các câu thơ + bptt...
''Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
=> Tác giả sử dụng động từ ''gậm'', danh từ ''khối căm hờn'' cho thấy sự uất ức tích tụ thành một khối nhưng không thể làm gì được của hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,
=> Tình thế ngao ngán, ngột ngạt của con hổ khi phải nằm im đếm ngày tháng trôi.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
=> Hổ cảm thấy chán ghét những con người giam cầm nó, khiến nó mất đi tự do
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
=> Những con người đó không chỉ giam cầm hổ mà còn dùng ánh mắt khinh thường nhìn nó. Tính từ ''giễu'' cho thấy sự khinh bỉ, hiếu thắng của con người khi bắt được hổ vào lồng.
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
=> Hổ không may bị con người lấy mất đi tự do, phải chịu càng nhục khi bị nhốt, làm nó mất đi sự oai linh của một vị chúa sơn lâm.
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
=> Hổ bị nhốt để làm trò tiêu khiển cho con người, bị biến thành ''đồ chơi''
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
=> Hổ cảm thấy mình bị hạ thấp xuống ngang bầy cùng gấu
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự''
=> Cặp báo không phải lo nghĩ gì nên chẳng quan tâm đến thế giới xung quanh
Nêu cảm nhận của hổ trong đoạn thơ
Nêu cảm xúc của em về đoạn thơ''
KB: Tình cảm của em dành cho hổ
_mingnguyet.hoc24_
Tham Khảo
Bài thơ bắt đầu bằng một động từ mạnh “gậm”, và thứ được gậm chính là khối căm hờn. Nỗi căm hờn vốn là một khái niệm trừu tượng, không thể nắm bắt. Nhưng đối với con hổ, tháng ngày bị cầm tù, giam hãm đã quá lâu, khiến cho nỗi căm hờn kìa biến thành hình, thành khối. Câu thơ vì thế càng làm nổi bật lên nỗi phẫn uất của chúa tể sơn lâm. Cũi sắt nhỏ bé, con hổ nằm dài trông ngày tháng dần trôi qua vô ích. Hổ khinh thường lũ người ngạo mạn, làm sao chúng có thể hiểu hết khí phách tung hoàng, sự hống hách, ngang tàng của hổ. Và hổ càng đau đớn hơn khi phải chung bầy với những “lũ gấu dở hơi” với cặp báo “vô tư lự”. Khi đã ý thực được hoàn cảnh sống tù túng, giam cầm mà lại phải chung sống với những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm, còn gì đau đớn hơn thế nữa.
tick mk nha ;-;