Suy nghĩ về hiện tượng học tủ, học vẹt trong giới học sinh ngày nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt
Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.
Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.
Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.
Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.
Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.
Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt
Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.
Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.
Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.
Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.
Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.
Bài 1:
Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là hành vi xả rác bừa bãi của chính con người. Là những người chủ của tương lai, chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này và tìm cách cứu vãn môi trường sống đang bị đe dọa. Nghĩ về điều này tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Đừng xả rác bừa bãi và hãy giữ lấy môi trường xanh, sạch, đẹp”.
Môi trường là nơi sinh vật và con người tồn tại. Môi trường sinh thái tốt thì con người khỏe mạnh, cuộc sống sẽ tươi đẹp! Thế nhưng thực tế chó thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao, một số người xả rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Hiện tượng này khá phổ biến, nó làm ô nhiễm môi trường, mất đi mĩ quan của đường phố.
Các bạn ạ! Đất nước Việt Nam của chúng ta có diện tích nhỏ hẹp, dân số mỗi ngày một đông, nếu như hiện tượng này cứ tiếp tục thì môi trường sẽ ô nhiễm nặng, sức khỏe của cộng đồng sẽ bị đe dọa. Đó là chưa kể đến việc ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt sự sống của động vật, sinh vật, đặc biệt là các loài động vật sống dưới nước.
Các bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm. Vứt rác và xả nước thải xuống sông hồ sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp đổ xuống sông với hàng loạt hóa chất độc hại có trong nước thải làm nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm. Tôi nghĩ rằng nhìn hồ nước trong veo không một tí rác hay nhìn những con đường sạch bóng không có rác thải thì ta cảm thấy khỏe khoắn hẳn lên. Chẳng phải ông bà xưa thường nói Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm đó sao.
Vậy thì chúng ta phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa của mình và nơi công cộng, không vứt rác ra đường, xuống sông hồ hoặc công viên… không làm ô nhiễm môi trường nước. Chúng ta hãy xem nơi công cộng là mái nhà của chúng ta, giữ môi trường sống thật sạch để có không khí trong lành, mát mẻ và có mĩ quan, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta rất cần “cái khỏe” và “cái đẹp”. Cũng chính từ quan điểm đúng đắn đó mà nhiều người đã thầm lặng quét rác nơi công cộng, bãi tắm hay đường phố. Nếu ta biết ơn những người công nhân vệ sinh môi trường phải tần tảo sớm khuya để quét rác, thu gom rác thải thì không lí gì chúng ta không bỏ rác đúng quy định. Không nên vứt rác bừa bãi ra đường hay ở những nơi công cộng, cũng không nên vứt rác xuống sông, hồ… cần bỏ rác đúng quy định để không ô nhiễm môi trường và tạo nên cái đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Làm được điều này sẽ cứu vãn được môi trường. Mặt khác, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh. Cây xanh đối với không khí cũng như lá phổi đối với con người. Giữ vệ sinh môi trường và tích cực trồng cây xanh là việc làm thiết thực nhất để bảo vệ chính chúng ta và làm cho môi trường sạch đẹp, bầu không khí trong lành hơn. Bảo vệ môi trường là cách sống tốt đẹp nhất.
Bài 2:
Bài thơ Bài ca Côn Sơn được rút trong tập thơ chữ Hán Ức Trai Thi Tập.Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong những năm cuối đời, khi đã về Côn Sơn ở ẩn:
“Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.
Bài ca Côn Sơn viết theo thể điệu “ca khúc” cổ điển, gồm có 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất bốn chữ, câu dài nhất mười chữ, phần lớn làcâu ngũ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát; một bản dịch thơ khá hay về Bài ca Côn Sơn.
Đoạn thơ gồm tám câu thơ lục bát được dịch từ 12 câu thơ nguyên bản nói về vẻ đẹp hữutình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của ức Trai khi được giao hòa giao cảm với suối, đá và thông, trúc:
“Côn sơn suối chảy rì rầm,
………………………………………………
Trong màu xanh mát ta ngân thơ nhàn”.
Côn Sơn là dãy núi ở xã Chi Ngại, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tướng công Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong dãy núi Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống với mẹ và ông ngoại tại đây. Vì thế, nhà thơ coi Côn Sơn là “quê cũ” với bao tình mến thương.
Bài ca Côn Sơn là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca về thế sự, triết lí về cuộc đời, về nhân sinh.
Đoạn thơ cấu trúc tứ bình, thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: suối, đá, tùng, trúc. Cảnh thứ nhất là suối. Tiếng nước chảy cứ róc rách mà nhà thơ thích thú “cho là đàn cầm”. Nhạc của suối để mua vui những tháng ngày ở ẩn. Ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của “ta”:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Cảnh đẹp thứ hai là đá. Đá được mưa xối làm cho phẳng lì, rêu phơi màu xanh biếc, “ta cho là đệm chiếu”. Đá đã trở thành một phần cuộc đời ức Trai, là chiếu êm để khi nghỉ ngơi ngồi ngắm cảnh suối rừng. Cụm từ “Côn Sơn có”, được điệp lại làm cho nhạc điệu bài ca trở nên du dương trầm bổng, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Ẩn dụ “đệm chiếu: (tạm tịch) thể hiện một tư thế an nhàn:
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Cảnh đẹp thứ ba là thông. Đã bao đời nay, thông Côn Sơn đã đi vào lịch sử và hồn người. Thông bát ngát như “muôn chiếc lọng xanh rủ bóng”, là nơi “ta tha hồ nghỉ ngơi...”. Bóng thông, màu xanh của thông như chở che con người. Nhà thơ ngắm thông với bao niềm vui thỏa thích, tin cậy:
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Ẩn dụ “muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng” là một hình tượng mĩ lệ gợi cảm. Thông tượng trưng cho đấng trượng phu coi thường sương tuyết đã trở thành tri kỉ của nhà thơ.
Cảnh đẹp thứ tư là trúc. Trúc Côn Sơn điệp trùng nghìn màu, xanh một màu xanh mát rượi. Dưới gốc trúc, bóng trúc, “ta tha hồ ngâm nga”.
Màu xanh của trúc đã tỏa mát tâm hồn ức Trai. Trúc quân tử đã trở thành bạn tri âm, san sẻ, cảm thông niềm vui nỗi buồn của “ta” trong những ngày tháng về Côn Sơn ở ẩn:
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Nếu phần sau bài ca mang tính triết lí biểu lộ một nhân cách cao khiết của kẻ sĩ, thì phần đầu lại dào dạt chất trữ tình. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa với giao cảm, để “ta cho ta là đàn cầm”, để “ta cho ta là đệm chiếu”, để “ta tha hồ nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “ta tha hồ ngâm nga” giữa nghìn mẫu trúc. Các ẩn dụ tạo nên những hình tượng mĩ lệ: suối là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là những chiếc lọng xanh rủ bóng, trúc tỏa bóng mát rượi. Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống. Tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn ức Trai bằng bao liên tưởng thiết tha, đằm thắm. Một cách viết trùng điệp tài hoa. Chữ “ta” xuất hiện bốn lần, kết hợp với các điệp ngữ: “Côn Sơn có...”, “trong núi có...”, “trong rừng có...”, “ta cho là...”, “ta tha hồ...” đã tạo nên âm điệu, nhạc điệu trầm bổng, du dương, thiết tha của Bài ca Côn Sơn.
“Ta”là chủ thể trữ tình của bài ca, chính là ức Trai tiên sinh. Thiên nhiên là ta, ta cũng là thiên nhiên: suối, đá, thông, trúc của Côn Sơn với Nguyễn Trãi chính là một. Chữ “ta” trong thơ Nguyễn Trãi rất hồn nhiên, dung dị và biểu cảm.
Nhạc của Bài ca Côn Sơn là nhạc của tâm hồn, một tâm hồn thanh cao và trong sạch. Có thể nói Bài ca Côn Sơn là bài ca của sự sống, sự sống được ướp hương sắc của suối rừng đất nước quê hương.
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.
2. Thân bài
a. Thực trạng
- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.
- Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.
- Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…
b. Nguyên nhân
- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…
- Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…
c. Hậu quả
- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.
- Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…
- Nền giáo dục ngày càng đi xuống.
d. Giải pháp
- Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.
- Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.
- Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng "học vẹt", " Học tủ" trong học sinh hiện nay
Học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử … Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Từ đó, học sinh không có khả năng vận dụng những gì mình được dạy đưa vào thực tế.
Xin 1 tick
Gợi ý
- Thế nào là học vẹt, học tủ:
- Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay
- Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học
- Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên
- Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài
- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:
- Dơ sự phát triển của xã hội
- Do nền giáo dục thiếu đi sự quan tâm
- Do chương trình học ngán ngẫm
- Do bản thân học sinh, sinh viên lười học
- Do ba mẹ và thầy cô không quan tâm chăm sóc
- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:
- Khiến học sinh không thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn
- Không nắm vững kiến thức
- Tạo ra một thói xấu cho học sinh hình thành nên những thói xấu khác trong cuộc sống
- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:
- Tạo điều kiện học tập thoải mái nhất
- Không đè nặng vấn đề học tập đối với học sinh
- Học sinh phải tự ý thức được hành động của mình
Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?
b. Thân bài (9đ)
- Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):
+ Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...
+ Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).
→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.
- Phân tích (5đ):
+ Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.
+ Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?
→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.
→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.
- Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.
+ Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.
- Bàn luận (2đ):
+ Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.
+ Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.
+ Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.
c. Kết bài (0.5d)
- Khẳng định lại vấn đề.
Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.
Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta
Tham khảo
Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.
Em tham khảo bài làm của anh:
Xã hội ngày càng phát triển, đó là một bước tiến của nhân loại, nhưng có lẽ, dần dần ngày nay, những điều có sẵn ấy đã làm cho học sinh mất đi hứng thú với việc học và tìm tòi ,dẫn đến một vấn đề đáng lo ngại là học vẹt, học tủ. Nói đơn giản, cách học vẹt, học tủ là học một cách sơ sài, không hiểu thấu đáo vấn đề và chỉ học thuộc để nhằm mục đích nào đó, rất nhanh bị quên lãng trong tương lai. Cách học này đang được học sinh áp dụng rất nhiều. Kết quả tốt, có; hậu quả đem lại, có; nhưng có lẽ thì hậu quả sau này sẽ làm học sinh phải cân nhắc. Cách học như vậy khiến học sinh không hiểu bài, không rõ kiến thức, không áp dụng được bài làm, học một cách thụ động mà không có ích gì cho cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến giáo dục và cả xã hội này nữa. Vậy nên, hãy chấm dứt ngay tình trạng học sinh học tủ, học vẹt mà hãy giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam với những học sinh miệt mài, chăm chỉ luôn tìm tòi khám phá!