ở dòng ngô có kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều mối quan hệ kết quả thụ dc là chiều cao cây và năng xuất giảm dần qua mỗi thế hệ
a, giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên ?
b,trong chọn giống người ta vẫn tiến hành phương pháp tự thụ phấn nhằm mục đích gì ?
c, Xác định tỉ lệ thành phần kiểu gen của ngô ở đời F7
a) Nói chung anh giải thích nôm na, hiện tượng trên là hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn. Nguyên nhân của nó là do sự xuất hiện tăng dần các cặp đồng hợp tử lặn và giảm đi tỉ lệ dị hợp tử qua mỗi thế hệ, kiểu hình biểu hiện sẽ kém hơn so với thế hệ trước.
b) Để tạo ra giống thuần chủng, vì nó tạo tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua từng thế hệ mà.
c) Ở đời F7:
\(Aa=\left(\dfrac{1}{2}\right)^7=\dfrac{1}{128}\\ AA=aa=\dfrac{1-\dfrac{1}{128}}{2}=\dfrac{127}{256}\)
a.
-Kiểu gen dị hợp tử Aa có chiều cao và năng suất tốt nhất. khi tự thụ phấn thì các thế hệ sau chiều cao và năng suất đều giảm dần => Chứng tỏ kiểu gen Aa là ưu thế lai vì thể dị hợp tử có kiểu hình vượt trội so với thể đồng hợp tử.
b.
-Trong chọn giống người ta sử dụng tự thụ phấn để kiểm tra độ thuần chủng của dòng cây đó, nếu chưa thuần chủng thì tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra các dòng thuần chủng. Vì tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp (không thuần chủng) giảm dần và kgen đồng hợp (thuần chủng) tăng dần.
c.
-Sử dụng công thức tính tỉ lệ kiểu gen ở quần thể tự phối -> ở F7:
+ Tỉ lệ kiểu gen Aa = \(\dfrac{1}{2^7}\)
+ Tỉ lệ kiểu gen AA = \(\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}\)
+ Tỉ lệ kiểu gen aa = \(\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}\)
=> F7: \(\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}AA:\dfrac{1}{2^7}Aa:\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}aa\)