Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nếu không có kỷ niệm em sắp kể thì có lẽ em đã không quyết tâm trở thành bác sỹ như vậy. Hôm ấy, em bị sốt, mẹ phải đưa em vào bệnh viện để khám bệnh. Em có dịp biết cô Mai, một bác sỹ giỏi khoa nhi trong thành phố của em.
Từ người cô toát lên một vể đẹp giản dị, đẹp tựa một nhành hoa Huệ trắng tinh khiết và thanh cao. Người cô mảnh cao, nhìn trông thật duyên dáng, dáng đi nhanh nhẹn, vẻ mặt hiền hòa.
Đáng chú trên khuôn mặt là cặp mắt của cô, đôi mắt dẹp lạ thường, đen lay láy nhưng đầy vẻ ưu tư, lo lắng tựa như đôi mắt của cô giáo em vậy. Có lẽ như thế nên vừa gặp cô em có nảy sinh cảm tình luôn mải ngắm nhìn cô, nhìn từ dáng đi, dáng đứng, phong cách làm việc...
Bác sỹ Mai nhẹ nhàng đến bên người bệnh, thăm hỏi ân cần việc ăn, ngủ của người bệnh, cô kiểm ta từ từ ấn nhẹ vào vùng bụng tai nghe ống kính để theo giõi sức khỏe người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, trắng trẻo ấy làm việc thoăn thoắt.
Bác sỹ lấy dụng cụ đo huyết áp đắt ngay ngắn xuống giường người bệnh, bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo người bệnh lên, đặt ống nghe và cuốn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần, cuối cùng cô ghi kết quả kiểm tra lên bệnh án. Cứ như thế cô mải mê làm việc.
Rồi cô lại lấy ống nghe đeo trên cổ ra để kiểm tra nhịp tim, phổi của từng người. Thỉnh thoảng, cô lại dùng đồng hồ nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của từng bệnh nhân. Sau cùng cô phát thuốc, và động viên vỗ về người bệnh như muốn san sẻ bớt nỗi đau của họ.
Dường như cô vui khi được người bệnh vui, cô buồn trước cái buồn của người bệnh, cô xem từng bệnh nhân như ân nhân của cô vậy, đúng là lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền.
Hình ảnh cô bác sỹ đã in sâu trong tâm hồn em và khiến em vô cùng cảm phục. Em nghĩ mình phải cố gắng học tập để sau này làm được như cô, làm được việc cao quý trong những nghề cao quý ấy.
a, Thuyết minh bằng chú thích
Câu “Ba –sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này
Phương pháp chú thích và định nghĩa:
- Giống: đều có cấu trúc A là B
- Khác nhau: - Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.
+ Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn
b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả
Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)
→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả
- Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô
- Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn
a.
- Hình ảnh: Ấn tượng đầu tiên khi đến với vùng sông nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời của nước và của cây lá bao trùm khắp không gian và đâu đây nghe cả tiếng rì rào của rừng cây của sóng và của gió.
- Màu sắc: Toàn một màu xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh và những khu rừng xanh bốn mùa.
- Âm thanh: Toàn những tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển, của vịnh, triền miên, ru ngủ thính giác mòn mỏi thị giác. Đó là cách miêu tả theo lối cường điệu.
- Hàng loạt cụm từ có ý nghĩa nhấn mạnh như trên thì,… dưới thì… chung quanh chỉ toàn…
=> Âm thanh đơn điệu… Màu xanh đơn điệu. Nhưng bất tận, rộng lớn.
- Nhận xét:
+ Tác giả Lấy hình ảnh rất nhỏ bé “chi chít như mạng nhện” để so sánh với sự dày đặc, dọc ngang của con sông, của rạch khiến người đọc có cảm giác như từ trên cao nhìn xuống, hết sức thú vị.
+ Bằng biện pháp so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê, tả kết hợp với kể, tác giả đã tái hiện một thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Thiên nhiên ấy rộng lớn, bao la, thoáng đãng, phủ 1 màu xanh bất tận. Cảnh thiên nhiên Cà Mau hiện lên đẹp, nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ và đầy bí ẩn.
b. Qua đặc điểm của riêng nó mà gọi thành tên.
c.
- Chợ có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống ở mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam. Chợ Năm Căn ở Cà Mau cũng vậy. Khung cảnh tấp nập, trù phú, độc đáo của nó cũng thể hiện rõ cuộc sống sinh hoạt ở nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc ta.
- “Cái chợ bám sát bờ sông là trung tâm của đời sống những miền quê sông nước ồn ào, đông vui, tấp nập với đủ các loại thuyền… dập dềnh trên sóng”. Nhà cửa cũng đủ kiểu mới, cũ, cho thấy cuộc sống cũng đang biến đổi theo thời cuộc, có cái bề thế của một thị trấn. Cảnh sống, cảnh lao động, cảnh mua bán, sinh hoạt vừa nhộn nhịp lại vừa rất đặc biệt, chỉ riêng vùng sông nước này mới có được.
- Con người cũng đa dạng, nhiều dân tộc, nhiều tập quán sống, nhiều thói quen, nhiều giọng nói, nhiều kiểu ăn mặc, nhiều màu sắc nhưng đều chung sống vui vẻ, đoàn kết. Đọc đoạn văn ta như có cảm giác đứng trước một thành phố nổi, xa xưa như trong truyện cổ tích.
+ Những con gái Hoa Kiều
+ Những người Chà Châu Giang.
+ Những bà cụ người Miên
1> - Những loại thước đo độ dài mà em biết là: thước dây, thước thẳng, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp,...
- Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với hình dạng, kích thước của vật cần đo.
Ví dụ:
+ Sử dụng thước dây để đo theo hình dạng của vật: đo vòng miệng ngoài cốc, đo cơ thể người, …
+ Sử dụng thước cuộn để đo những độ dài lớn như: chiều cao người, chiều dai lớp học…
+ Sử dụng thước thẳng để đo những độ dài nhỏ, được dùng trong học tập…
2> Dụng cụ mà em có là thước cuộn để đo độ dài sân trường. Thước cuộn có GHĐ là 5m và ĐCNN là 1cm. Cách đo và giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em được thực hành trên lớp.
- Cách đo :
+ Độ dài sân trường em khoảng 50m. Đặt thước dọc theo chiều dài sân trường sao cho 1 đầu sân trường ngang bằng với vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
+ Đo khoảng 10 lần thì mới hết chiều dài sân trường và cộng kết quả 10 lần đo.
+ Thay phiên nhau các bạn trong tổ đo lại chiều dài. Đo chiều dài sân trường 3 lần rồi lấy kết quả 3 lần đo cộng lại chia 3 thì ra kết quả trung bình.