Viết đoạn văn ngắn kể về những việc em đã làm trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua và cảm nghĩ của em về ngày tết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của covid trong dịp Tết Nhuyên Đán vừa qua.
Để mở đầu cho bài viết của mình, mình không copy mạng nhé:
[Mình tâm sự đôi chút để bạn có ý tưởng viết văn thôi, chứ bạn ko nên viết vào bài nghen]
- Mình biết, từ khi dịch bệnh covid bùng phát, nhiều người lâm vào tình trạng hoản loạn. Vì họ nghĩ rằng nó sẽ làm họ không thể sống sót.... Các bác sĩ-những anh hùng áo trắng vẫn ngày đêm chăm sóc, cố gắng cứu chữa những bệnh nhân.... Thời gian trôi... và rồi, cũng đến với cái tết Nguyên Đán. Một cái tết khác lạ bao nhiêu...
Bài văn dựa vào 1 số tâm sự của mình nữa nhé
Dịp tết NGUYÊN ĐÁN vừa qua tạo cho chúng em một cảm giác mới lạ. Như: Không được tụ tập đông vui như năm ngoái, không được về quê, không được đi chơi.... Nhưng, nó vẫn làm cho em một cảm giác hạnh phúc, đầm ấm. Cả ngày, em không đi ra ngoài để không bị bệnh dịch, cả ngày, em không đi chơi đâu cả để phải lo học khỏi ăn bánh chưng nhiều quá mẹ lại dọa em: '' ăn bánh chưng nhiều quá là quên hết chữ.''còn cả ngày, em không về quê em ở lại để đảm bảo an toàn cho em và mọi người... Ôi! Cái Tết của em khác lạ bao nhiêu, nhưng đó vẫn là cái tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời em.
Bạn nghĩ ra ý nào hay bạn có thể thêm vào bài văn của mình nhé
Tuy nhiên, bạn không làm mất ý chính là được
HT nhé bạn
Mỗi người sẽ có 1 suy nghĩ khác nhau nha bạn
Năm nay, hẳn nhiên mọi người sẽ có một mùa Xuân, một cái Tết rất khác. Bởi vì, thành phố thân yêu của chúng ta đã trải qua gần nửa năm gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 với nhiều tổn thất, mất mát. Và hiện tại, mặc dù thành phố đang dần thích ứng với trạng thái bình thường mới với tâm thế “thích nghi chủ động”, để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, thành phố vẫn đang triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/12/2021; Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và đã triển khai kế hoạch số 4314/KH-UBND ngày 20/12/2021 tổ chức các hoạt động đón chào năm mới tại TPHCM, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần với nhiều phương án đối với từng cấp độ dịch.
Trong suốt 2 năm qua khi đại dịch diễn ra, Đảng bộ, chính quyền TP luôn dành mọi tình cảm, tâm trí để chăm lo người dân khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh,... Và những điều này sẽ tiếp tục được thực hiện trong dịp Tết này; với rất nhiều nội dung chăm lo an sinh của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, để đảm bảo rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Để chúng ta có một cái Tết, một mùa Xuân trọn vẹn, với tinh thần “An toàn, Tiết kiệm, Ấm áp, Vui tươi”, các cấp ủy, chính quyền cần tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan lơ là, mất cảnh giác; đề cao trách nhiệm người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại ngay các cơ sở xã, phường, thị trấn.
Sau những gì đã trải qua trong năm 2021, chắc chắn rằng Nhân dân sẽ tiếp tục đồng tâm, đồng lòng, chung sức cùng Đảng bộ và chính quyền TPHCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện nay, biến thể mới Omicron của virrus SARS-CoV-2 đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác chống dịch, bởi vậy hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, bình tĩnh trước dịch bệnh, chủ động đón một năm mới với tinh thần không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ngay trong từng gia đình, từng ngõ hẻm, từng khu nhà trọ, từng cơ quan,… Thực tế những ngày qua, tại một số nơi, vẫn còn nhiều người dân khá thờ ơ, chủ quan; điều này rất đáng lo ngại. Bởi thời gian gần Tết, tiệc tùng - liên hoan - họp mặt - tất niên nhiều, quán xá đông đúc, mọi người vui vẻ quá đà là một trong những nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hiếu - hỷ là hai sự kiện quan trọng của đời người, nhưng trước diễn biến ngày càng phức tạp với biến chủng mới, thiết nghĩ, thực hiện việc cưới - tang trong giai đoạn này cần có sự tự giác điều chỉnh theo hướng an toàn - tiết kiệm, tránh tụ tập đông người, đảm bảo quy định 5K + vaccine. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự tự giác của từng cá nhân, đó cũng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ bản thân và gia đình chúng ta trước sự tấn công của dịch Covid-19.
Tiêm vaccine cho học sinh tại huyện Củ Chi. Ảnh: Đan Như
Dịp này, tại các cơ sở thờ tự, địa điểm tâm linh, các nghĩa trang cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi sự tập trung đông người thực hành các nghi lễ cúng bái để thể hiện sự tôn kính của mình với ông bà tổ tiên, với thế giới tinh thần. Chính vì vậy, các hoạt động văn hóa cũng cần được kiểm soát quy mô tổ chức một cách khoa học; trong quá trình tổ chức phải dự liệu và xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Chúng ta nên ủng hộ sự tương tác gián tiếp hoặc trực tuyến thông qua internet và truyền hình. Tất cả các hoạt động trên phải có phương án phòng chống dịch và ngay tại đó phải bố trí nhân viên hướng dẫn người tham gia đeo khẩu trang, đo nhiệt độ cơ thể, đăng ký thông tin, nhắc nhở ra vào rửa tay, quét mã y tế.
Trong mùa xuân này, chúng ta cần cân nhắc việc chọn tour du lịch bằng hình thức tham khảo thông tin qua báo chí, mạng internet để tránh sự quá tải lượng người ở những khu tham quan, vui chơi, giải trí. Chúng ta vẫn chúc Tết, thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân hữu… nhưng nên quan tâm hình thức trực tuyến qua mạng xã hội, điện thoại… Chúng ta phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là vào các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ và các địa điểm công cộng, cũng như khi sử dụng xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác, và lưu ý đeo khẩu trang trong suốt hành trình. Nếu cần ra ngoài khám chữa bệnh, cần chọn nơi khám chữa bệnh gần nhất; tìm hiểu trước quy trình khám chữa bệnh, làm quen với bố trí của bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu trú tại bệnh viện; và vẫn phải lưu ý đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
Chúng ta cũng nên ủng hộ phong cách đón Tết mới, trên tinh thần tiết kiệm - văn minh. Trong đó, hãy dành một phần tiết kiệm để giúp đỡ, san sẻ yêu thương cho người lao động nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người khó khăn,… do ảnh hưởng bởi dịch bệnh (không nên lãng phí vào những vấn đề tặng quà, trong tiệc tùng tất niên, tổng kết đình đám, thờ cúng hoang phí không văn minh,...). Vừa qua, những câu chuyện cảm động nghĩa đồng bào, ấm áp tình quân dân đã có tác động mạnh mẽ, lan tỏa cảm xúc tích cực đến toàn xã hội về những nghĩa cử nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân thiện nguyện chung tay giúp đỡ người nghèo, người khó khăn do dịch bệnh là một điểm sáng, là chất keo gắn kết mọi người trong xã hội cùng đoàn kết vượt qua đại dịch. Tinh thần đó rất cần được phát huy, nhân rộng trong thời khắc này để ai ai cũng được đón Tết.
Chúng ta trông đợi vào cái Tết ấm áp nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tình người, an toàn vượt qua dịch bệnh; vì vậy mỗi người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc “5K + vaccine + công nghệ thông tin + lan tỏa ý thức của từng người dân” phòng, chống dịch Covid-19. Làm được tất cả những điều đó thì cái Tết Nhâm Dần năm 2022 của chúng ta sẽ AN TOÀN, TIẾT KIỆM, ẤM ÁP, VUI TƯƠI, thể hiện đúng ý nghĩa Tết của người Sài Gòn – TPHCM, Tết vì mọi người, Tết vì chính mỗi người.
Người thân trong gia đình là một điểm tựa tinh thần của mỗi người. Bởi vậy mà chúng ta cần trân trọng những trải nghiệm đáng nhớ về họ.
Năm nay, bố mẹ của em đã quyết định sẽ gói bánh chưng để ăn Tết và biếu ông bà. Trước đó, mẹ đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ như lá dong, đỗ xanh, thịt mỡ, gạo trắng, lạt mềm… Mẹ nói rằng đây là những nguyên liệu quan trọng để gói một chiếc bánh. Đến tối hai mươi bảy Tết, cả nhà em cùng ngồi gói bánh chưng.
Trước đây, bố mẹ hay mua bánh ở bên ngoài nên em không có dịp trải nghiệm. Đây là lần đầu tiên em được xem gói bánh chưng. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Bố vừa gói bánh, vừa giải thích cho em nghe. Trước đó, mẹ đã phải ngâm đỗ và gạo từ hôm trước để hôm sau kịp có nguyên liệu gói bánh. Em xin bố được gói thử một cái bánh. Bố đã hướng dẫn em từ bước xếp lá, đến cho các lớp nguyên liệu rồi gói lại. Dù còn hơn méo mó và buộc lạt chưa chặt nhưng em vẫn thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.
Tối hôm đó, em còn thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. Trải nghiệm bên người thân thật thú vị, ấm áp biết bao.
Một trải nghiệm thú vị vào dịp Tết khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em mong rằng sẽ có thêm những kỉ niệm đẹp như vậy bên người thân của mình.
Mỗi dịp Tết luôn mang theo không khí hân hoan với những nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị đó là được gói bánh chưng cùng ông bà- một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc
Chiều hai mươi tám Tết, mẹ em đã đi chợ để mua các nguyên liệu để gói bánh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hàng, lá dong, lạt buộc. Sau khi mua về, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được vo rửa sạch sẽ, để vào rổ cho ráo nước. Thịt mỡ được mẹ đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, rồi mẹ còn ướp thêm một chút muối, tiêu và hành.
Tới chiều, cả nhà em cùng nhau gói bánh chưng trước hiên nhà, không khí thật đầm ấm. Ông nội làm từng bước rất chậm để em quan sát và làm theo. Những chiếc lá dong được ông căn gấp rồi cắt gọn gàng. Trước tiên em em đặt lạt dưới khuôn, lấy hai chiếc lá xếp vào khuôn theo sự hướng dẫn của ông, sau lót thêm một vài chiếc lá bên dưới. Sau đó, lần lượt cho các nguyên liệu là một lớp gạo nếp, một lớp đỗ và vài miếng thịt rồi lại tiếp tục phủ một lớp đỗ, gạo nếp lên, đặt thêm mấy lá dong rồi gói lại, vừa gói vừa nắn sao cho chiếc bánh thật vuông vức. Bước cuối cùng là lấy lạt tre buộc lại sao cho thật chắc, tránh khi luộc lá bị bung ra.
Sau một khoảng thời gian khá lâu, em mới gói xong chiếc bánh của mình. Bà ngồi bên cạnh hỗ trợ em buộc lạt, bà còn kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy xa xưa. Chiếc bánh đầu tiên em gói không được cân đối cho lắm nhưng em vẫn thấy rất vui vì được tham gia cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị Tết. Ông bà vẫn dành cho em lời khen ngợi, chiếc bánh sau chắc chắn em sẽ gói được đẹp hơn.
Trải nghiệm gói bánh chưng giúp em hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Cũng nhờ có trải nghiệm này, em đã có những giây phút vui vẻ, ấm áp bên gia đình mình.
Tham khảo:
Mỗi dịp Tết đến là em lại cảm thấy rất vui. Không khí Tết khiến cho mọi nhà trở nên nhộn nhịp, vui tươi hơn. Tất cả ai ai cũng chuẩn bị đón Tết. Nhà em cũng vậy, mọi người cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Bố mẹ thì chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Chúng em thì dọn dẹp nhà cửa từ hôm 27 Tết. Vào ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đúng tám giờ tối, cả nhà lại cùng ngồi xem chương trình Táo Quân, rồi chờ đến giao thừa để xem pháo hoa. Sáng mùng một Tết, cả nhà em cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, ông bà, cô bác,.... Tết đến em được ăn những món ăn ngon do mẹ nấu. Đặc biệt em còn được nhận rất nhiều lì xì. Ngày tết thật tuyệt vời biết bao nhiêu.
Tham khảo ;
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị Tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chơi Tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối ba mươi Tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mùng một Tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc Tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.
Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
BÀI LÀM :
Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.
Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm .Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước .gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân .Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt .Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa .khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.
Nguồn: https://bailamvan.com/ke-ve-khong-khi-ngay-tet-o-que-em-van-mau-lop-6#ixzz6JSfxeqwJ
## Hoc tốt ##
Tet is definitely the most crucial national festival of Vietnam. It is one of the most widely celebrated festivals in our country. This is the occasion that people celebrate with great joy, hope, festivity and different cultural and other programs.
Tet is the time when the Lunar calendar year begins which usually fall between mid January to mid February. People start the arrangement to celebrate this festival about one month prior to Tet which includes cooking traditional foods, cleaning their house and buying new furnitures, etc.
On the Lunar New Year’s Eve, people gather together, make prayers and stay awake till late at night to enjoy the night. But during Tet holiday, because of the COVID-19, several customs that make Tet a unique festival must be canceled. For instance, visit friend and relatives’ houses, play cards, and going to churches, temples or pagodas to make good prays for their family have to be stopped based on official dispatch. Everyone have to wear masks if they want to go out.
This is an important festival to us. Vietnamese take this day as an important festival day. In our tradition, we start the year with the hope of eliminating the bitterness and failure of the past year and start a fresh year with the hope of fortune and happiness. But it is important to keep yourself and your family members stay safe from the pandemic so don't go to the public places such as cinemas or supermarketts.
TK:
Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.