Phần I
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXBGD, 2011)
Câu 1: Các câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.
Câu 3: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?
Câu 4: Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn” mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
mn lm giúp mik nha :)
Câu 1,
Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.
Câu 2,
phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó : tự sự kết hợp miêu tả
Câu 3,
Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Câu này khuyết thành phần chủ ngữ, không chỉ một cá nhân cụ thể. Câu nêu nguyên tắc ứng xử của con người, gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Câu 4,
Hai câu tục ngữ trên tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Câu 5,
"Uống nước nhớ nguồn"ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây