K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư...
Đọc tiếp

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều,, mùi hoa sen trong gió ... (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!                                                                            (Hương làng – Băng Sơn) Câu1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?  Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn trích. Câu3.Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (3) Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu có trong những câu văn sau: "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...". Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua những câu văn trên không? Vì sao?

1
27 tháng 6 2021

Câu 1: PTBD Chính của Đoạn Trích là Tự Sự. Ngoài ra có thêm cả Miêu tả và Biểu cảm.

Câu 2: Từ láy: Mộc mạc, chân chất, lạ lùng, nồng nàn, rậm rạp

Câu 3:  Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ và thuần túy tỏa ra từ những cảnh vật trong làng. Cái mùi hương đó thấm sâu vào trong cả cái hồn của tác giả.

Câu 4: BPTT so sánh: Giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ mới...
Tác dụng: Bày tỏ niềm yêu thương, xúc động, bồi hồi về những mùi hương nơi quê hương đã thấm sâu vào kí ức của tác giả

Câu 5: Phép nối đó là phép lặp: Nước hoa, mùi hoa

Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, mùi hương của quê hương - những hương thơm, chân chất, giản dị đối với mỗi con người là thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng và hằn sâu vào con óc của mỗi người. Hương nước hoa đúng là rất thơm, thơm thiệt nhưng đó chỉ là những hương thơm giả thôi, đâu nào sánh bằng những hương thơm chân chất, giản dị mà gắn bó với biết bao kỉ niệm kia được.

27 tháng 6 2021

đúng em chị, giỏi quá <3

24 tháng 3 2018

Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên tôi không thể quên được mảnh đất này. Tuy thời gian đã lùi xa nhưng tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu Chẳng những tôi nhớ những món ăn của quê nhà mà tôi còn nhớ cả những đêm liên hoan văn nghệ tràn ngập niềm vui nơi xóm nhỏ Nếu ta không có tình yêu mãnh liệt với quê hương thì ta khó có thể nhớ được những kỉ niệm thời thơ ấu.

:3

24 tháng 3 2018

Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên tôi không thể quên được mảnh đất này.

Tuy thời gian đã lùi xa nhưng tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu

Chẳng những tôi nhớ những món ăn của quê nhà mà tôi còn nhớ cả những đêm liên hoan văn nghệ tràn ngập niềm vui nơi xóm nhỏ

Nếu ta không có tình yêu mãnh liệt với quê hương thì ta khó có thể nhớ được những kỉ niệm thời thơ ấu.

18 tháng 2 2021

Câu 5 Ý kiến đó cũng có mặt đúng

-Tiếng nói trái tim của ng lđ

- Thể hiện sâu sắc nh tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta

Bổ sung thêm 1 số ý kiến:

-Kinh nghiệm quý báu của ông cha ta 

-Thể hiện lòng thương cảm cho nhiều hoàn cảnh khổ cực, bị bóc lột

-Phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người trong xh.

...

Dựa vào những ý đó mà vt quan điểm của mk

   Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.      Quê hương là gì hở mẹ      Mà cô giáo dạy phải yêu       Quê hương là gì hở mẹ      Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt     Cho con trèo hái mỗi ngày     Quê hương là đường đi học     Con về rợp bướm vàng bay       …  Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi     Quê hương nếu ai không nhớ     Sẽ không lớn nổi thành người.         ...
Đọc tiếp

 

  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.     
 Quê hương là gì hở mẹ     
 Mà cô giáo dạy phải yêu       
Quê hương là gì hở mẹ     

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 Quê hương là chùm khế ngọt     

Cho con trèo hái mỗi ngày     

Quê hương là đường đi học     

Con về rợp bướm vàng bay       

… 

 Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi     

Quê hương nếu ai không nhớ     

Sẽ không lớn nổi thành người.

                   ( Đỗ Trung Quân – Quê Hương )

1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì ? (1 điểm)

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. ( 1 điểm)

3. Tìm một biện pháp tu từ có trong khổ cuối và cho biết tác dụng của nó ( 1 điểm)

4. Em thích câu thơ (khổ thơ) nào nhất trong đoạn trích trên ? Vì sao ? ( 1 điểm )

5. Tình yêu quê hương của nhân dân ta đã được thể hiện như thế nào khi đất nước đối mặt với đại dịch covid 19? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 dòng. (2 điểm )

0
Đọc đoạn thơ và trà lời câu hỏi bên dưới "Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ? Ai đi xa cũng nhớ nhiều"Câu 1. (1.0 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. Xác định thể thơ của đoạn thơ trênCâu 2. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên.Câu 3. (1.0 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ trên làm em nhớ đến văn bản...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ và trà lời câu hỏi bên dưới "Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ? Ai đi xa cũng nhớ nhiều"

Câu 1. (1.0 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1.0 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ trên làm em nhớ đến văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 HK2 và cho biết tác giá của bài thơ đó.

Câu 4. (1.0 điểm) Cậu “Quê hương là gi hở mẹ?" thuộc kiểu cầu gi và đặc điểm hình thức nào cho biết câu thơ trên thuộc kiểu câu đó?

Câu 5: (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

0
  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học....
Đọc tiếp

 

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

          Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình  khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó  bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

                               (Trích bài phát biểu  của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

       Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “

      Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”

      Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống  từ bài phát biểu trên?

0
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi        Quê hương là gì hở mẹ        Mà cô giáo dạy phải yêu        Quê hương là gì hở mẹ        Ai đi xa cũng nhớ nhiều         Quê hương là chùm khế ngọt        Cho con trèo hái mỗi ngày        Quê hương là đường đi học        Con về rợp bướm vàng bay         Quê hương là con diều biếc        Tuổi thơ con thả trên đồng        Quê hương là con đò nhỏ        Êm đềm khua nước...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi

        Quê hương là gì hở mẹ

        Mà cô giáo dạy phải yêu

        Quê hương là gì hở mẹ

        Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 

        Quê hương là chùm khế ngọt

        Cho con trèo hái mỗi ngày

        Quê hương là đường đi học

        Con về rợp bướm vàng bay

 

        Quê hương là con diều biếc

        Tuổi thơ con thả trên đồng

        Quê hương là con đò nhỏ

        Êm đềm khua nước ven sông

 

        Quê hương là cầu tre nhỏ

        Mẹ về nón lá nghiêng che

        Là hương hoa đồng cỏ nội

        Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

        Quê hương là vòng tay ấm

        Con nằm ngủ giữa đêm mưa

        Quê hương là đêm trăng tỏ

        Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

        

        Quê hương là vàng hoa bí

        Là hồng tím dậu mồng tơi

        Là đỏ bờ môi dâm bụt

        Màu hoa sen trắng tinh khôi

        Quê hương mỗi người chỉ một

        Như là chỉ một mẹ thôi

        Quê hương nếu ai không nhớ…

                                        Quê hương – Đỗ Trung Quân

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2.(0,5 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ?

Quê hương là chùm khế ngọt

        Cho con trèo hái mỗi ngày

        Quê hương là đường đi học

        Con về rợp bướm vàng bay

Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ nêu ra ở câu 2 ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4. (1điểm)Qua những dòng thơ:

Quê hương mỗi người chỉ một

        Như là chỉ một mẹ thôi

        Quê hương nếu ai không nhớ…

Tác giả gởi gắm bức thông điệp gì?

 

0
I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0