viết đoạn văn nghị luận về vai trò của sông và hồ
Mình cần gấp nha ! giúp mình nha mọi người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vì những đòn roi từ dư luận. Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Việt Nam của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh
Quê hương là những gì gần gửi , thân thuộc nhất với con ng , là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ng : tình yêu QH là yêu thương , găn bó với những gì bình dị , nhỏ bé mà thiêng liêng nhất .
Chúng ta phải yêu quê hương bởi đó là tình cảm đẹp đẽ , thiêng liêng trong đời sống tình cảm của mỗi con ng . QH có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con ng . Qhuong là cái nôi nuôi dưỡng ta về cả thể xác và tâm hồn . Đó là nơi có cội nguồn tổ tiên , mồ mả ông bà , nơi in bóng mẹ cha tần tảo mưa nắng nuôi ta lớn.Cùng với bao kỉ niệm với bạn bè , nơi ta bước những bước chân đầu tiên trên đường đời .
Những thứ đồ dùng của ta đều là từ bàn tay vất vả của mẹ của cha . Ta lớn lên từ lời ru lời dạy của cha của mẹ . Qh với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời , bồi đắ cho ta những tình cảm cao quý , lối sống ân nghĩa thủy chung , ý chí nghị lực và niềm tin ,
Qhuong luôn là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người . Tuy nhiên trong thực tế luôn có kẻ ko có tình yêu thương đối với quê hướng , với cha mẹ mình .Họ mơ về những mảnh đất phồn hoa mà dần xa lạ với qhuong mình , thậm chí có kẻ vong ơn bội nghĩa sẵn sàng quay lưng với quê hương , đất nước , dân tộc mình .
Chúng ta phải ý thức rõ vai trò của qhuong với chính bản thân mình , đối với mỗi 1 con ng , ra sức bảo vệ , xây dựng và phát triển qhuong lên 1 tầm cao mới .Đó chính là 1 cách thiết thực nhất để thể hiện tình yêu thương đối với qhuong của mình .
Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.
Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người. Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Vujicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai NGuyễn Sơn Lâm. Ý chí nghị lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!
https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu
H/t
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.
Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.
Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến quan trọng của xã hội loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ và hành động. Hình thức giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn, hẹp về thời gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài người đã được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật. Chúng ta có thể ghi lại những điều chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như vây và đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không có một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của loài người ở đâu? Có lẽ xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.
Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ cũng có dị bản theo quy luật “tam sao thất bản”. Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng tác của tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư tưởng… dị bản gây ra những tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất mát, sai hụt, thiếu chính xác. Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính xác do thế hệ trước truyền lại. Ngày nay, chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không thể thay thế được sách. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy tưởng tượng và suy luận của mình. Sách giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Mỗi trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách là người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ viết – phương tiện giao tiếp quan trọng nhất – sách giúp người đọc có điều kiện nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác, đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và tiện lợi nhất bởi hình thức tiếp nhận thông tin đơn giản là đọc.
Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống. Đọc sách là một hoạt động có tính chất văn hoá của người đọc. Đọc sách gì và đọc như thế nào cũmg là một phương diện của văn hoá mà chúng ta vẫn gọi là văn hoá đọc. Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thông tin thụ động.
Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế của sách đối với đời sống hiện đại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách “mênh mông trí tuệ” của nhân loại, sách sẽ mang đến cho các bạn những món quà vô giá.
Tham khảo!
Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Người mẹ là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày với bao hiểm nguy. Phút giây mẹ sinh ra con cũng là khi những hiểm nguy rình rập bên mẹ. Vậy mà mẹ vẫn không quản ngại vất vả và hi sinh trọn vẹn vì con. Người mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con. Không chỉ có ý nghĩa với con cái, trong gia đình, nhờ có bàn tay của mẹ mà ngọn lửa hạnh phúc luôn được thắp sáng. Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và là sợi dây bền chặt gắn kết tình cảm. Nếu thiếu đi người mẹ, tổ ấm vắng bóng nụ cười, tiếng nói và bàn tay mẹ thì sẽ không thể hạnh phúc, ấm êm.
Dàn ý cho bạn:")
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận "Vai trò của tính tự lập".
+ Những đức tính tốt cần rèn luyện, tiếp tục cuộc hành trình sống trên chính đôi chân của mình,...
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Tự lập là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống, giúp con người tự tin và thành công.
+ Tính tự lập không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc một mình mà còn là khả năng tự quản lý, tự điều hành và tự định hình cuộc sống của chính mình.
- Lợi ích của tính tự lập:
+ Giúp chúng ta trở nên độc lập và không phụ thuộc vào người khác.
+ Chúng ta có thể tự quyết định, đảm nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình; không cần phải chờ đợi ai đó giúp đỡ hay chỉ dẫn, mà có thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Mở rộng:
+ Bằng cách tự lập, chúng ta biết cách ưu tiên công việc, lập kế hoạch và tổ chức thời gian một cách hiệu quả.
=> Chúng ta không chỉ làm việc có kỷ luật mà còn có khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hẹn.
+ Tự lập còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi gặp phải khó khăn, chúng ta không sợ trở thành người phụ thuộc mà thay vào đó, chúng ta tìm cách tìm ra giải pháp và đối mặt với vấn đề. => trở nên linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án và lựa chọn tốt nhất.
+ Đôi khi chúng ta không thể đơn độc hoàn thành công việc mà cũng cần có sự trợ giúp từ mọi người, bạn bè xung quanh ta. Vì "Muốn đi đường dài thì đi cùng nhau".
- Liên hệ bản thân: mình đã có tình tự lập chưa?, mình thể hiện điều đó qua việc gì?
+ tự giác học tập.
+ tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi.
+ ....
Kết đoạn:
- Khép lại, tính tự lập mang lại sự tự tin và thành công trong cuộc sống. Không ngại khó khăn, thử thách và luôn vững tin vào bản thân. Đó là một phẩm chất quan trọng với mọi người!
- Định nghĩa: Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách.
Vai trò của tính tự lập:
+ Làm chủ cuộc sống mình một cách tích cực không bị bất kì ai chi phối, ảnh hưởng
+ Rèn luyện được những tính cách khác: có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu
+ Người có tính tự lập sẽ chiếm giữ được niềm tin với mọi người và thăng tiến xa hơn
+ Học được cách tìm tòi nỗ lực tự vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Từ những gợi ý trên bạn bổ sung thêm ý của mình là có thể hình thành một đoạn văn theo yêu cầu đề bài
Mọi người đều biết đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt vùng này vùng khác, tộc người này và tộc người khác không phải là quyền thế, không phải là vũ khí mà là ngôn ngữ, kể từ khi biết nói đến lúc chết đi chúng ta không thể tách rời khỏi tiếng mẹ đẻ.
Trước đây tôi không hiểu sao cộng đồng nói tiếng Anh lại chia thành hai loại: một là cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Mĩ và cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Anh. Tại sao đều dùng chung một thứ tiếng lại phải phân thành hai loại như thế để sự giao tiếp thêm khó khăn? Đến khi lớn lên tôi mới bắt đầu hiểu vấn đề này. Thử nghĩ xem, bất luận về phương diện nào Mĩ cũng đứng đầu thế giới, đã thế thì cớ gì phải dùng tiếng Anh kiểu Anh?
Nhưng tôi cho rằng, Mĩ giàu nhưng cũng rất nghèo nàn! Nói quá lên rằng, ngoài tiền bạc ra, Mĩ nghèo đến nỗi chẳng có gì khác nữa. Thiếu bề dày văn hóa, không có ngôn ngữ riêng, tuy lớn mạnh nhưng không có lịch sử. Nói đến đây có lẽ bạn đã hiểu tại sao Mĩ lại phải dùng tiếng Anh kiểu Mĩ rồi!
Đúng thế, đó là vì Mĩ không có ngôn ngữ riêng, đối với những người Anh di cư đến Mĩ họ sớm đã không phải là người Anh nữa, đương nhiên họ cũng không thể nói tiếng Anh thuần túy, vì thế họ chọn cách nói tiếng Anh kiểu Mĩ. Độc lập không chỉ là một chiến thắng quân sự, không chỉ là đọc tuyên ngôn độc lập mà độc lập là một dấu hiệu, một kí hiệu, một thứ ngôn ngữ. Vì thế, theo tôi nước Mĩ giành độc lập thực sự kể từ khi dùng tiếng Anh theo kiểu Mĩ.
Theo cách nhìn của tôi thì văn hóa luôn là một khái niệm mơ hồ, chúng ta thường kêu gọi “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Giữ gìn bản sắc văn hóa mấy nghìn năm của dân tộc nhưng phải giữ thế nào, giữ bằng cách nào đây? Còn nhớ năm trước có một cô gái Việt kiều trạc tuổi tôi về nước, vốn là anh em họ với nhau nhưng cô gái đó chẳng mở miệng lấy một câu; một lần tình cờ tôi nghe hai bố con họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh chuẩn như người Anh thực sự, lúc đó tôi vô cùng ngưỡng mộ nên nói với bố: “Bố ơi, con thích học tiếng Anh, chị Việt kiều nói tiếng Anh rất chuẩn!”.
Bất ngờ bố nói như nước lạnh dội vào đầu tôi rằng “Họ không phải là người Việt”, lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu ngụ ý trong lời nói của bố. Mãi đến giờ tôi mới ngộ ra rằng, một con người không nói được tiếng mẹ đẻ thì mãi mãi là những người con du đãng không thể trở về đất mẹ quê hương, dù có đi khắp bốn phương trời cũng không thể nào tìm được cảm giác tự hào dân tộc, không tìm lại được sự nhớ nhung cái gì đó thiêng liêng… thật đáng thương!
Tiếng mẹ đẻ là suối nguồn văn hóa dân tộc, là gốc rễ đất nước, là miền đất cuối cùng có thể giữ gìn được sự trong sáng để nuôi dưỡng nền văn hóa, chúng ta có thể quên cách chúng ta cầm đũa để ăn nhưng không thể quên tiếng Việt và hãy gìn giữ cho miền đất văn hóa này ngày càng trong sáng.
Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt số 2Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.
Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ.
Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.
Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”?
Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ! Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Có bài văn nhé !!