Viết đoạn văn từ 6 đến 8 dòng nêu cảm nghĩ về tình cảm của cháu dành cho bà trong bài bếp lửa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-doan-van-tu-6-den-8-dong-neu-cam-nghi-ve-tinh-cam-cua-chau-danh-cho-ba-trong-bai-bep-lua.4456113545709
đăng lại làm chi
Mk cần là tình cảm của cháu dành cho bà ko phải là bà dành cho cháu.
Tham khảo:
Bếp lửa là bài thơ được sáng tác bởi tác giả Bằng Việt trong những năm đầu 1963, tác giả đã có những kỉ niệm không thể quên cùng người bà, những năm tháng được bà che chở yêu thương, nuôi nấng đến ngày trưởng thành.
Tác giả đã có những hồi tưởng bếp lửa ấm áp giữa cái lạnh "chờn vờn sương sớm", người bà nhóm bếp lửa lên bao vất vả, khó khăn. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa, những đêm hôm trái gió trở trời người cháu càng thương bà của mình nhiều hơn.
Dòng hồi tưởng của tác giả bắt đầu từ những năm tháng khổ cực của nạn đói năm 1945, sự nghèo đói len lỏi vào mọi nơi của xã hội. Lúc này cháu ở cùng bà quen thuộc chính là cảm giác cay nơi sống mũi vì khói, chính điều này đã làm cho người cháu nhớ đến bà nhiều hơn.
Vì hoàn cảnh mẹ cha phải đi công tác xa, người bà một tay nuôi nấng người cháu, chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ. Trải qua những lần giặc đốt cháy nhà bà vẫn vững lòng giúp người cha nơi tiền tuyến vẫn an tâm công tác, người bà giàu lòng hi sinh, sự chịu khó đó chính là những hình ảnh đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần cù, yêu thương và nhân hậu.
Mỗi lần bếp lửa nhóm lên lại không đơn thuần là nguyên liệu mà còn là ngọn lửa yêu thương trong lòng bà, người bà còn mang niềm tin và sự sống truyền lại cho nhiều thế hệ tiếp theo.
Có một thứ nhịp đập luôn luôn thổn thức. Có một tình yêu mãi mãi là vô bờ. Đó chính là tình mẫu tử . Tình mẫu tử là dựa trên tình cảm giữa mẹ và con. Tình mẫu tử luôn thiêng liêng và bất diệt bởi chứa chan trong đó là bao giọt nước mặt, đắng cay, chịu nhiều tủi hờn , nặng nhọc mà người mẹ âm thầm lặng lẽ gánh trên vai từng ngày. Tình mẫu tử - đó là tình yêu mà con dành cho mẹ. Con thương mẹ những trưa cày đồng dưới tia nắng hè oi bức. Con yêu những hạt gạo trắng thơm mùi sữa, nồng nàn hơi thở giọt mồ hôi mẹ đổ trên đồng. Yêu những vòng tay thân thương, yêu những nụ hôn ngọt ngào ấm áp. Ôi cái tình cảm thiêng liêng ấy. Tôi trân trọng và gìn giữ trong tim.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
nhiều thế kia hả bạn hay chỉ 1 trong những thứ mà bạn liệt kê ra??
Tham khảo:
Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!
Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.
THAM KHẢO ;
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.