1.Câu 1. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
(2 Points)
A. câu truyện
B. ngõ ngách
C. hùng tráng
D. xuất sắc
2.Câu 2. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
(2 Points)
A. chót lọt
B. năng xuất
C. dạy dỗ
D. giàn dựng
3.Câu 3. Chọn từ thích hợp để hoàn thiện câu tục ngữ: “Đi hỏi già, về nhà hỏi ….”.
(2 Points)
A. mẹ
B. nhỏ
C. trẻ
D. bé
4.Câu 4. Các âm đầu thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng …ĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng …im hót.” lần lượt là:
(2 Points)
A. ch/ch
B. tr/ch
C. ch/tr
D. tr/tr
5.Câu 5. Từ nào viết đúng quy tắc viết hoa?
(2 Points)
A. hồ gươm
B. tháp Rùa
C. hồ Gươm
D. Hồ Gươm
6.Câu 6. Tên riêng viết đúng quy tắc viết hoa là:
(2 Points)
A. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
B. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội
C. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
D. Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội
7.Câu 7. Câu “Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.’’ có mấy tiếng, mấy từ?
(2 Points)
A. 7 tiếng, 5 từ
B. 7 tiếng, 7 từ
C. 5 tiếng, 7 từ
D. 5 tiếng, 5 từ
8.Câu 8. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ đơn?
(2 Points)
A. cánh cò
B. phất phơ
C. trùi trũi
D. ni lông
9.Câu 9. Từ nào không phải là từ láy?
(2 Points)
A. vời vợi
A. chen chúc
C. hoàng hôn
D. tròn trịa
10.Câu 10. Từ nào khác loại trong nhóm: xe cộ, xà phòng, quần áo, sách vở.?
(2 Points)
A. xe cộ
B. xà phòng
C. quần áo
D. sách vở
11.Câu 11. Dòng nào chỉ gồm các từ ghép phân loại?
(2 Points)
A. núi rừng, nhà sàn, bậc thang;
B. cánh cò, ruộng đồng, bậc thang;
C. nhà sàn, bờ cát, vạt lưới;
D. sóng biển, bờ cát, làng xóm.
12.Câu 12. Câu “Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.” có mấy động từ?
(2 Points)
A. 2 động từ
B. 3 động từ
C. 4 động từ
D. 5 động từ
13.Câu 13. Từ in đậm trong câu “Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.” thuộc từ loại nào?
(2 Points)
A. danh từ
B. động từ
C. tính từ
D. đại từ
14.Câu 14. Câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.” có mấy tính từ và mấy động từ?
(2 Points)
A. 2 động từ và 5 tính từ
B. 2 động từ và 2 tính từ
C. 3 động từ và 3 tính từ
D. 2 động từ và 3 tính từ
15.Câu 15. Đại từ “nó’’ trong câu “Mưa rơi lất phất, nhẹ đến nỗi có cảm tưởng nó lan thành bụi nước khi chạm tới đất.” thay thế cho từ ngữ nào?
(2 Points)
A. mưa rơi lất phất
B. mưa rơi
C. mưa
D. lất phất
16.Câu 16. Cặp quan hệ từ in đậm trong câu “Tuy làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.” biểu thị quan hệ gì?
(2 Points)
A. nguyên nhân – kết quả
B. tương phản
C. điều kiện – kết quả
D. tăng tiến
17.Câu 17. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “trong veo”?
(2 Points)
A. rất trong, không chút vẩn đục
B. rất trong, như có thể nhìn thấu suốt được
C. trong sạch, có tác dụng tốt
D. rất trong, cảm giác dễ chịu
18.Câu 18. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thuộc” trong câu “Tim tôi vang lên những câu thơ đã thuộc từ bao giờ.”?
(2 Points)
A. Đặc tính riêng vốn có của một sự vật.
B. Nhớ kĩ đến mức có thể nhắc lại hoặc nhận ra một cách dễ dàng, đầy đủ.
C. Nằm trong phạm vi sở hữu, điều khiển hoặc chi phối của một đối tượng nào đó.
D. Là một bộ phận, yếu tố hợp thành của một sự vật.
19.Câu 19. Từ “bay” trong câu “Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.” được dùng theo:
(2 Points)
A. nghĩa gốc
B. nghĩa chuyển
20.Câu 20. Từ “chạy” trong câu nào dưới đây mang nghĩa “nhanh chóng tránh trước điều gì không hay”?
(2 Points)
A. Bé chạy lon ton trên sân.
B. Xe chạy bon bon trên đường.
C. Anh Hùng đang chạy nhanh về đích.
D. Bà con đang khẩn trương chạy lũ.
21.Câu 21. Từ nào đồng nghĩa với từ “đàn” trong câu “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao.”?
(2 Points)
A. chúng
B. họ
C. bầy
D. nó
22.Câu 22. Từ nào trái nghĩa với từ “đủng đỉnh”?
(2 Points)
A. chăm chỉ
B. vội vàng
C. cần mẫn
D. sáng suốt
23.Câu 23. Từ “bay” trong câu “Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.” và từ “bay” trong câu “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao.” là hiện tượng:
(2 Points)
A. từ đồng âm
B. từ đồng nghĩa
C. từ trái nghĩa
D. từ nhiều nghĩa
24.Câu 24. Cặp nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa?
(2 Points)
A. xanh, xanh mướt
B. uốn lượn, dồn dập
C. lùa, gieo
D. nhẹ, mát lành
25.Câu 25. Từ “sâu” nào sau đây đồng âm với từ “sâu” trong câu “Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn.”?
(2 Points)
A. chiều sâu
B. nghĩ sâu
C. hiểu biết sâu
D. mía sâu
26.Câu 26. Chủ ngữ của câu “Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn.” có cấu tạo là:
(2 Points)
A. danh từ
B. cụm danh từ
C. đại từ
D. cụm động từ
27.Câu 27. Vị ngữ của câu “Trẻ con lùa bò ra bãi đê.” có cấu tạo là:
(2 Points)
A. động từ
B. cụm động từ
C. tính từ
D. D. cụm tính từ
28.Câu 28. Trạng ngữ trong câu “Đâu đó, thoang thoảng mùi hương cốm mới.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
(2 Points)
A. chỉ thời gian
B. chỉ nguyên nhân
C. chỉ nơi chốn
D. mục đích
29.Câu 29. Chủ ngữ của câu “Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm.” là:
(2 Points)
A. Những buồng
B. Những buồng chuối trứng cuốc
C. Những buồng chuối
D. Những buồng chuối trứng cuốc vàng
30.Câu 30. Vị ngữ của câu “Đâu đó, thoang thoảng mùi hương cốm mới.” là:
(2 Points)
A. mới
B. cốm mới
C. hương cốm mới
D. thoang thoảng
31.Câu 31. Câu “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.” có mấy vị ngữ nhỏ?
(2 Points)
A. 2 vị ngữ
B. 3 vị ngữ
C. 4 vị ngữ
D. 5 vị ngữ
32.Câu 32. Bộ phận in đậm trong câu “Trong làng, mùa ổi chín quyến rũ.” trả lời câu hỏi gì?
(2 Points)
A. Làm gì?
B. Làm sao?
C. Thế nào?
D. Như thế nào?
33.Câu 33. Chủ ngữ trong câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.” là:
(2 Points)
A. Con suối
B. Con suối lớn ồn ào
C. Con suối lớn
D. Con suối lớn ồn ào, quanh co
34.Câu 34. Vị ngữ của câu “Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.” là:
(2 Points)
A. trắng
B. trắng long lanh
C. long lanh
D. trắng long lanh một cơn mưa tuyết
35.Câu 35. Trạng ngữ trong câu “Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, các anh sẵn sàng hi sinh.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
(2 Points)
A. chỉ nguyên nhân
B. chỉ phương tiện
C. chỉ mục đích
D. chỉ nơi chốn
36.Câu 36. Câu “Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng đều nói mình là người cần nhất đối với cây xanh.” thuộc kiểu câu kể nào?
(2 Points)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai đang làm gì?
D. Ai thế nào?
37.Câu 37. Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể “Ai là gì?”?
(2 Points)
A. Khi tôi mặc chiếc áo ấy đến trường, mọi người đều gọi tôi là “chú bộ đội”.
B. A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ.
C. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
D. Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
38.Câu 38. Câu “Chao ôi, con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?
(2 Points)
A. câu kể
B. câu hỏi
C. câu cảm
D. câu khiến
39.Câu 39. Câu nào sau đây là câu kể?
(2 Points)
A. Hôm nay, ở trường có chuyện gì vui không con?
B. Ôi, bông hoa này đẹp quá!
C. Cậu hãy vui lên nhé!
D. Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
40.Câu 40. Câu nào sau đây không phải là câu khiến?
(2 Points)
A. Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Trời, Đất và tổ tiên.
B. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
C. Xin chú gói lại cho cháu!
D. Si-le là một nhà văn quốc tế chứ!
41.Câu 41. Câu hỏi “Cậu đóng giúp tớ cánh cửa được không?” được dùng với mục đích gì?
(2 Points)
A. hỏi
B. nhờ
C. khen
D. khẳng định
42.Câu 42. Dấu câu thích hợp để điền vào cuối câu “Bà hỏi tôi có mệt không…” là:
(2 Points)
A. dấu chấm
B. dấu chấm hỏi
C. dấu chấm than
D. dấu hai chấm
43.Câu 43. Câu nào sau đây dùng đúng dấu chấm hỏi với mục đích (nói) của câu?
(2 Points)
A. Em hãy cho biết từ ghép là gì?
B. Mẹ hỏi tôi đã ăn cơm chưa?
C. Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?
D. Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?
44.Câu 44. Dấu chấm than trong câu “Ôi, thương mẹ biết bao nhiêu!” có tác dụng gì?
(2 Points)
A. Kết thúc câu trần thuật/câu kể.
B. Kết thúc câu cầu khiến/câu khiến.
C. Kết thúc câu nghi vấn/câu hỏi.
D. Kết thúc câu cảm thán/câu cảm.
45.Câu 45. Cần điền mấy dấu phẩy để hoàn thiện câu: “Cây và hoa khắp mọi miền đất nước về đây tụ hội đâm chồi khoe sắc tỏa ngát hương thơm.”?
(2 Points)
A. 1 dấu phẩy
B. 2 dấu phẩy
C. 3 dấu phẩy
D. 4 dấu phẩy
46.Câu 46. Tác dụng của dấu phẩy trong câu “Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.” là:
(2 Points)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính của câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ của câu.
D. Ngăn cách các vế của câu ghép
47.Câu 47. Dấu hai chấm trong câu “Ngựa Con đã rút ra được cho mình một bài học quý: không bao giờ được chủ quan.” có tác dụng gì?
(2 Points)
A. Báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Báo hiệu phần liệt kê.
D. báo hiệu suy nghĩ của nhân vật Ngựa Con.
48.Câu 48. Cần điền dấu câu nào vào chỗ trống để hoàn thiện câu: “Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm … xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.”?
(2 Points)
A. dấu phẩy
B. dấu hai chấm
C. dấu chấm than
D. dấu ngoặc kép
49.Câu 49. Dấu ngoặc kép trong câu nào dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?
(2 Points)
A. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình.”
B. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, một chuyên gia máy xúc!”
C. Lớp tôi tổ chức bình chọn để tìm ra người “giàu” nhất, nghĩa là người có nhiều sách nhất.
D. Trong thư trước, ba mình báo tin: “Ba đang ở hải đảo.”
50.Câu 50. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu “Có cánh buồm màu xám bạc như màu áo của bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng.”?
(2 Points)
A. so sánh
B. nhân hóa
C. so sánh, nhân hóa
D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật.
chọn A nha
A