Lấy 2 vd chuyển câu thể chủ động thành câu thể bị động
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?
a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.
– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.
– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.
b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).
– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.
– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.
c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.
2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động
a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.
Ví dụ:
Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.
Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.
Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.
Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.
b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:
Câu bị động có dùng được, bị.
Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.
Câu bị động không dùng được, bị.
Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.
3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:
– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
– Dùng trong văn phong khoa học.
Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.
câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)
mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất
tk
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/cho-vi-du-ve-chuyen-doi-cau-chu-dong-thanh-cau-bi-dong--faq520762.html
-They planted a tree in the garden. (Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn.)
➤ A tree was planted in the garden (by them).
-Someone stole my motorbike last night. (Ai đó lấy trộm xe máy của tôi đêm qua)
➤ My motorbike was stolen last night. (Xe máy của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)
vd là j