Nêu suy nghĩ của em về quan điểm : “ Mỗi người cónhững đức tính chung và đức tính riêng cần được tôn trọng”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lối sống giản dị là nét đẹp trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiên mà có được. Lối sống ấy đã được thể hiện rất roc qua bài "cây tre VN", nó miêu tả vẻ đẹp của cây tre, đồng thời, nó cũng miêu tả vẻ đẹp, đức tính gản dị của con người VN. Xuất phát từ nhận thức biết quý trọng lao động, quý trọng những gì mà lao động cần cù mà có được, lối sống giản dị có cơ sở hình thành trong phẩm chất mỗi người. Lối sống giản dị đòi hỏi phải biểu hiện một cách chân thành, tự nhiên trong cách ăn, mặc, ở, đi lại và giao tiếp hằng ngày. Chúng ta phải có ý thức rèn luyện để có lối sống tiết kiệm. Ta có thể thấy, tác giả Thép mới đã mượn hình ảnh cây tre để ngợi ca, tôn vinh đức tính cao đẹp của người dân VN.
bác hồ
ăn
cháo
bẹ
rau
măng
hàng
ngày
ở
pác
bó
11 dòng rồi nha bạn
Em tham khảo:
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Tham khảo:
1/Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.
2/Bác Hồ là một vị lãnh tụ có lối sống giản dị đáng để ngưỡng mộ và noi theo. Sự giản dị ấy được thể hiện từ trong lời ăn tiếng nói, trang phục và cách ứng xử hằng ngày của bác. Bác chỉ có vài bộ trang phục đơn giản. Tuy cũ những Bác vẫn sử dụng chứ không vất đi. Những bữa cơm của Bác thường chỉ có ba món. Nếu ăn không hết, sẽ được cất đi gọn gàng. Ngôi nhà Bác ở chẳng phải dinh thự mà chỉ là ngôi nhà nhỏ ba gian. Công việc hằng ngày Bác đều tự làm chứ chẳng cần kẻ hầu người hạ. Đến vườn rau, ao cá cũng do chính tay Bác tự chăm sóc. Với mọi người, Bác luôn đối xử chan hòa, yêu thương, không hề có sự kiểu cách hay trịch thượng. Chính điều đó, khiến hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người dân Việt Nam. Và đến nay, vẫn lớp lớp thanh thiếu niên thi đua học tập theo lối sống của Bác.
TL:
THAM KHẢO:
Xã hội là tiền đề phát triển suy nghĩ nhận thức của mỗi người, rèn cho ta những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Một trong số đó con người ta đã và đang rèn luyện đức tính sống giản dị bởi sống giản dị là một lối sống đẹp của con người. Vậy sống giản dị là gì? Là sống phù hợp với điều kiện với hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, không sống xa hoa lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bên ngoài. Lối sống giản dị được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc trong việc sinh hoạt hàng ngày mà còn thể hiện ở cả lời ăn tiếng nói, ở cả quan điểm sống, cách cư xử của con người trong mọi hoàn cảnh trước mọi vấn đề. Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa trương, ăn nói ngắn gọn dễ hiểu. Hay là người luôn giải quyết mọi công việc một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả của nó. Đó cũng là những người sống hòa đồng với tất cả mọi người không quá cầu kỳ trong cách cư xử. Hơn thế nữa những người sống giản dị là những người không lãng phí, sử dụng tiền đúng mục đích, không sử dụng vào những công việc vô bổ, biết nhìn nhận mọi vấn đề đúng với chuẩn mực và không làm quan trọng hóa vấn đề. Trong cách ăn mặc, họ không cần mặc những trang phục hàng hiệu mà chỉ cần những bộ quần áo giản đơn thôi nhưng họ cũng làm cho mình trở nên đẹp hơn lịch sự hơn. Tất cả những đặc điểm trên là biểu hiện của những người sống giản dị.
HT~
@@@
Tham khảo:
Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị tỏng cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tự tối cao của dân tộc những lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc ống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đay là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.
$\LARGE{\text{Em tham khảo}}$(cre:hoc24.vn)
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.