Viết đoạn văn từ 10-20 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về nguyên nhân mất nước Âu Lạc?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khao
Trong tác phẩm chúng ta thấy được bi kịch nước mất nhà tan. Sau chiến thắng trước quân Triệu Đà xâm lược, An Dương Vương đã mất cảnh giác, vô tình gả con gái của mình là Mị Châu và cho Trọng Thủy ở rể mà không nhận thấy được âm mưu của kẻ thù. Thêm vào đó, khi quân của Triệu Đà kéo sang xâm lược, An Dương Vương vẫn cậy có nỏ thần mà điềm nhiên ngồi chơi cờ, không chút lo lắng, chuẩn bị phòng ngự và đánh trả. Và để rồi, chính thái độ chủ quan, coi thường giặc này của An Dương Vương đã khiến cho ông nhanh chóng đi đến thất bại thảm hại. Cuối cùng, khi giặc đã kéo vào, vua An Dương Vương không còn có sự lựa chọn nào khác nên đành phải đem theo con gái lên lưng ngựa và chạy về phía hướng Nam. Nhưng thật đáng tiếc thay, khi ngồi trên lưng ngựa sau cha, Mị Châu vẫn rải áo lông ngỗng của mình làm dấu và để rồi quân giặc cứ thế đuổi theo. Đến cùng đường, không còn lối nào để chạy thoát, vua cha ngửa mặt lên trời, hét lớn, tìm sứ Thanh Giang, lúc đấy Rùa Vàng hiện lên và nói “kẻ ngồi sau lưng ngươi chính là giặc đấy’.
Bài làm tham khảo
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
tham khảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Năm 1911 là sự kiện trọng đại, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã lênh đênh trên biển nhiều năm, đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, làm đủ mọi loại công việc: cào tuyết, làm vườn, vét bùn, đánh máy, phụ bếp,..., vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu con đường giải phóng dân tộc. Người đã đi qua 28 quốc gia trên thế giới trong vòng 30 năm chỉ với hai bàn tay trắng, trải qua rất nhiều công việc từ lao động chân tay nặng nhọc như cào tuyết, phụ bếp, làm vườn, vét bùn, làm công ở cảng đến những nghề trí óc như viết báo, rửa ảnh,..., không biết bao nhiêu lần bị giam giữ trong ngục tù ở Trung Quốc. Phải trải qua vô vàn những tháng ngày cực khổ nhưng người thanh niên ấy chỉ mong một điều duy nhất vô cùng cao cả đó là làm sao cho nhân dân được tự do, hành phúc, bình yên và khát khao tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc khỏi lầm than. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nhà văn A-lan A-xbon, người Ô-xtrây-li-a đã khẳng định: "Chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển những phẩm chất: Kiên nhẫn và vững vàng theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh hoạt về tư duy và chính trị xây dựng khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa; khiêm tốn và gần gũi với nhân dân...; có sự đồng cảm để đạt tới sự hòa giải dân tộc; có tinh thần quốc tế mạnh mẽ; sự sáng tạo và nhạy bén về văn hóa...; và phẩm chất mà Hồ Chí Minh có một cách dồi dào - đó là sự lạc quan của ý chí". Trên cương vị là lãnh tụ, người cha già của dân tộc, Bác Hồ không có giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. Cả cuộc đời Bác đã dành trọn tình yêu cho nhân dân, cho cách mạng với "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Không chỉ là một anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn là danh nhân văn hóa thế giới, kho di sản văn học Người để lại vô cùng giá trị và ý nghĩa, thậm chí có những nét phong cách đặc biệt và vô cùng quan trọng với nền văn học Việt Nam. Bác viết rất thành công những bài chính luận như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,...; rồi cả những bài thơ trữ tình như tập thơ Nhật kí trong tù, Tức cảnh Pác Bó.
Khi đất nước bình yên, mọi người bình ổn cuộc sống, đất nước đang trên thời kì phát triển và hội nhập trên thế giới nhưng tư tưởng của Bác vẫn còn mãi và soi sáng cách mạng Việt Nam.
1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Chính quá trình tác động và thấm sâu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia mà nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự đứng vững, tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong quan hệ mang tính toàn cầu đang diễn ra cực kỳ phong phú và phức tạp hiện nay. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giới hiện đại.
Kết quả của toàn cầu hóa là tạo ra những giá trị chung, là sự xích lại gần nhau, đan xen giữa các quá trình của sự phát triển, đặc biệt trên các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, khoa học - công nghệ, thương mại,... Tuy vậy, toàn cầu hóa không có nghĩa là tất cả các quốc gia, các dân tộc sẽ tiến tới một sự đồng nhất về mọi mặt, mà ngược lại, toàn cầu hóa chỉ có thể diễn ra khi đồng thời tạo ra những giá trị phổ quát cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, mang lại cho các dân tộc những điều kiện và cơ hội tốt để phát huy và phát triển những giá trị riêng, độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Và điều đó sẽ diễn ra không phải là hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa, mà nhất thiết phải cần một quá trình cùng điều chỉnh, cùng hợp tác và đấu tranh của các quốc gia, dân tộc tham gia toàn cầu hóa. Nêu không làm được điều này, sẽ diễn ra một quá trình mà các thế lực mạnh và đen tối sẽ lái "con tàu" toàn cầu hóa về hướng làm thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân tộc, sẽ thực hiện mưu đồ áp đặt văn hóa, biến các quốc gia khác thành lệ thuộc, tự đánh mất mình trong thế giới hiện đại.
Ở đây, về mặt văn hóa, trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi dân tộc phải đứng trước và luôn luôn phải xử lý mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa có xu hướng mạnh, tạo ra các giá trị phổ quát chung với bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của dân tộc. Và đây cũng chính là một đặc điểm riêng trong quan hệ giữa toàn cầu hóa và văn hóa của các dân tộc.
Xin lưu ý rằng, không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn, sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao tiếp và tiếp nhận, "cho và nhận" về mặt văn hóa. Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện, với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, "khư khư" giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình.