K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I (5.0 điểm).             Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:     “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả...
Đọc tiếp
Phần I (5.0 điểm).

            Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

     “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”.

                                                                  (Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2: (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3: (1.0 điểm). Xác định một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

Câu 4: (3.0 điểm) Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu.

 

Phần II (5 điểm).

         Học sinh chọn một trong hai đề sau. (Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy)

Đề 1. Nêu cảm nghĩ sau khi học xong bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Đề 2. Cảm nghĩ về bài ca dao:

                                 “Công cha như núi Thái Sơn

                          Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                  Một lòng thờ mẹ kính cha

                          Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

                               

                                                         --- Hết ---

 

 

 

 

 

 

 

                           ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I – VĂN 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC)

Phần I (5 điểm).

Câu 1. PTBĐ chính: miêu tả (0,5đ)

Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp thiên nhiên nơi Cô Tô sinh động, tràn đầy sức sống sau cơn bão (0,5đ)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích (1đ)

- Hs ghi được một trong các biện pháp tu từ sau: (0,5đ)

+ So sánh: …. nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, (hoặc cát lại vàng giòn hơn nữa).

+ Ẩn dụ: nước biển lại lam biếc, đặm đà (hoặc cát lại vàng giòn)

+ Liệt kê: cây trên núi đảo …, nước biển lại lam biếc …, cát lại vàng giòn …

- Tác dụng: (0,5đ)

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động.

+ Thể hiện vẻ đẹp đầy sức sống của cảnh đảo sau trận bão và cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4. Từ nội dung của văn bản đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trình bày về đặc điểm của biển đảo và trách nhiệm bảo vệ biển đảo của mỗi chúng ta. (3.0đ)

Hs có thể trình bày các ý sau:

- Đặc điểm của biển đảo:

+ Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Biển và đảo có vai trò quan trọng đối với đất nước: mang lại giá trị kinh tế (du lịch, khai thác tài nguyên thủy hải sản, khoáng sản), giao thông, an ninh quốc phòng.

+ Bao thế hệ cha ông đã dầy công giữ gìn, xây dựng, bám biển, làm giàu cho đất nước.

- Trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc bảo vệ biển đảo là:

+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ biển đảo.

+ Có ý thức giữ gìn môi trường biển đảo

+ Góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu biển VN trong thời kì hội nhập.

Phần II (5 điểm). Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề.

Yêu cầu:

* Hình thức:

- Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa đầu dòng, lùi vào 1 ô và kết thúc bằng dấu kết thúc câu, ngắt xuống dòng.

- Dung lượng: 10 - 12 câu.

- Cấu trúc 3 phần: MĐ - TĐ - KĐ.

- Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết.

* Nội dung:

- MĐ: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ, cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài thơ.

- TĐ:

+ Chỉ ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Phân tích được những hình ảnh thơ đặc sắc.

- KĐ: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Đề 1:

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ “Về thăm mẹ”, cảm nghĩ chung.

2. Thân đoạn:

* Hoàn cảnh người con về thăm mẹ: con đi xa lâu ngày, về thăm mẹ vào buổi chiều đông, mẹ không có nhà. Người con cứ “thơ thẩn vào ra”, bồi hồi ngắm nhìn mọi vật quen thuộc quanh ngôi nhà của mẹ, mong ngóng mẹ về.

* Hình ảnh người mẹ

- Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường: chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn, nón mê ngồi dầm mưa, đàn gà, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ.

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con. Mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Có trái na cuối vụ, mẹ cũng không nỡ hái, mẹ để dành phần con.

* Tình yêu thương của con dành cho mẹ: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”.

- Càng ngắm nhìn những đồ vật thân thuộc quanh ngôi nhà mẹ, người con càng thấy “thương mẹ nhiều hơn”. Từ láy “nghẹn ngào” và “rưng rưng” cho thấy tâm trạng xúc động đến không nói lên lời, nước mắt cứ muốn trào ra của người con khi thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

- Từ những chuyện giản đơn thường ngày, người con không chỉ hiểu, thương mà còn thấy biết ơn mẹ rất nhiều.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con dành cho mẹ.

3. Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Đề 2:

1. Mở đoạn: Nêu vấn đề: Tình cảm gia đình là chủ đề quan trọng trong ca dao. Nói về công ơn của cha mẹ thì không thể không kể đến bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

2. Thân đoạn:

- Hai câu đầu: “Công cha như núi Thái Sơn …. chảy ra”

+ Thái Sơn là một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha.

+ Nước trong nguồn không bao giờ cạn, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn.

-> Tác dụng của hình ảnh so sánh: lấy cái vĩ đại, vô cùng vô tận của thiên nhiên để nói về công cha nghĩa mẹ, bài ca dao muốn khẳng định: công ơn của cha mẹ là vô cùng to lớn, không thể nào kể hết được.

- Hai câu cuối: “Một lòng thờ mẹ kính cha - Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

+ Vậy trách nhiệm của người con là phải phải "thờ Mẹ, kính Cha". Mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Mà chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống.

+ Con phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa, làm tốt bổn phận người con tròn chữ hiếu, luôn khiến cho cha mẹ vui lòng.

- Liên hệ bản thân:

+ Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ

+ Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy

+ Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng.

3. Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

giúp mình với

2
3 tháng 1 2022

có đáp án r mak :))

4 tháng 1 2022

uk nhỉ

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”

                                                                                          (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.

Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

3
28 tháng 7 2021

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản " Cô Tô ". Tác giả là Nguyễn Tuân

Câu 2:  PTBĐ: miêu tả

- Hoàn cảnh ra đời : được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976. 

Câu 3: Văn bản Cô Tô được viết theo ngôi kể thứ nhất

⇒ Tác dụng:  Người kể xưng "tôi".  Có thể kể dưới nhiều hình thức. Kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Người kể không chỉ kể chuyện mà còn kể cả tâm trạng

Câu 4: Phép tu từ: ẩn dụ

⇒ Tác dụng: làm cho cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần dông bão, khẳng định dông bão không làm cho Cô Tô bị tàn phá mà làm cho nó thêm sức sống mới 

28 tháng 7 2021

TK:

Câu 1. Cô Tô của Nguyễn Tuân

Câu 2. - Được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô 

          - Miêu tả

Câu 3: - Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất

             - Tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 4

Cây trên núi lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa

-Biện pháp tu từ chuyển đỏi cảm giác

->Tác dụng: Làm cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần giông bão, khẳng định giông bão ko làm cho Cô Tô bị tàn phá mà lại làm cho nó tăng sức sống mới

Bài tập 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn...
Đọc tiếp

Bài tập 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”

                                      (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.

Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

2
22 tháng 7 2021

1. Đoạn trích được trích từ văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân

2. Hoàn cảnh ra đời : được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976.

PTBD: miêu tả

3. Ngôi thứ 3. Tác dụng:  Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

4. 

Em tham khảo nhé:

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) để miêu tả quang cảnh của đảo sau cơn mưa. Tác giả miêu tả cây như xanh hơn, nước biển đậm màu hơn, khiến cho mọi vật trở nên đẹp và long lanh hơn bất cứ khi nào. Ngoài ra tác giả còn dùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cho thấy cát như màu vàng thêm, mặc dù nếu cảm nhận cát thì phải cảm nhận bằng tay, đây là cách nói đầy tính nghệ thuật của tác giả!

22 tháng 7 2021

1 Cô tô -Nguyễn Tuân

2  Được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976

3        Ngôi thứ nhất: Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

4 So sánh ( hơn )

➩ Tác dụng: Làm câu văn trở nên giàu hình ảnh, giàu cảm xúc;

Khiến câu văn sinh động, hấp dẫn và dễ hình dung hơn.

*fall*

Bài tập 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn...
Đọc tiếp

Bài tập 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”

                                                                                          (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.

Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

Bài tập 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

                                                                                              (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Đoạn văn trên diễn tả điều gì? Hãy tìm một câu văn nêu bật được ý đó.

Câu 3: Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng.

Câu 4: Xác định các thành phần chính, phụ trong từng câu. Các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không? Vì sao?

Giúp mk với, mk đang cần gấp

 

2
28 tháng 7 2021

Bài tập 1 

Câu 1 Đoạn trích trên thuộcVăn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân

Câu 2 : Hoàn cảnh sáng tác : được viết khi Nguyễn tuân  có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm vào năm 1976

PTBĐ chính : Miêu tả

Câu 3

Văn bản Cô Tô được viết theo ngôi kể thứ nhất

Tác dụng :  làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 4 câu này có 2BPTT

BPTT ; ẩn dụ 

các câu ẩn dụ :

+ Nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả.

+ cát lại vàng giòn hơn nữa 

cả hai câu trên đều thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cả giác

BPTT : so snáh không ngang bằng :

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa”

tác dụng : góp phần miêu tả thiên nhiên cô tô trở nên sinh động hơn

 

28 tháng 7 2021

Bài tập 2:

Câu 1

"Cây Tre Việt Nam" củaThép Mới

Câu 2

Đoạn văn trên cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối với người dân Việt Nam. Tre như là người bạn thân của người dân Việt Nam, tre sống thủy chung, keo sơn, gắn bó thắm thiết với dân tộc Việt Nam trong mọi hoàn cảnh

Câu :Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

Câu 3 bạn tham khảo

Nghệ thuật nhân hóa: 'bóng tre trùm lên âu yếm làng,bản ,xóm ,thôn;tre ăn ở với người đời đời ,kiếp kiếp'

Tác dụng : giúp cho tác giả dễ dàng khẳng định tre đã có từ rất lâu, nó rất chung thủy ,gần gũi với con người Việt , nó như một người mẹ luôn chăm sóc ,bảo vệ các con trong mọi hoàn cảnh

 

 

 

 

Phân tích thành phần chủ ngữ vị ngữ , thành phần chính phụ trong văn bản sau:Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát...
Đọc tiếp

Phân tích thành phần chủ ngữ vị ngữ , thành phần chính phụ trong văn bản sau:

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây

0
                                       Cô Tô ( Nguyễn Tuân)          Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn...
Đọc tiếp

                                       Cô Tô ( Nguyễn Tuân)

          Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. ( đoạn1)

 

Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…

( đoạn 2)

    Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hoà Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Anh quẩy mười lăm gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà, có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bể thôi”…. ( đoạn 3)

1.  Văn bản trên thuộc thể loại du kí hay hồi kí? Dựa vào những đặc điểm nào của thế loại mà em xác định được.

2.  Nêu nội dung của mỗi đoạn văn.

3.  Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.

Giải nghĩa từ mũi trong câu trên.Từ mũi trong câu này là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

4.  Đặt câu với từ “ mũi” nhưng không cùng nét nghĩa với từ “ mũi “ trong câu:

“ Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.”

1
25 tháng 12 2021

 

 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi."

(Ngữ Văn 6 – tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

c. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy.

1
20 tháng 7 2021

a) Đoạn văn được trích từ văn bản '' Cô Tô" của Nguyễn Tuân

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả

c) Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ: phong phú, đa dạng, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm,...

  Tác dụng: Tạo liên tưởng thú vị, tạo nhịp điệu cho lời văn. Nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên nơi Cô Tô sinh động, ngập trần sức sống sau cơn bão. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu được tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên Cô Tô.

 

ĐỀ SỐ 2:Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 2:
Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa…”
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó.

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Cho câu “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ.

Câu 4. Trình bày hai hành động thiết thức để bảo vệ môi trường biển.

0
14 tháng 7 2021

a, NDC: Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão, cây cối và cảnh vật sau cơn bão càng trở nên đẹp và xanh tốt hơn

b, Các từ láy: trong trẻo, sáng sủa, đậm đà

14 tháng 7 2021

a) Nội dung: vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, tươi đẹp của đảo Cô Tô sau bão b) Sự sống, đặm đà, sáng sủa, trong trẻo

28 tháng 6 2023

Chủ ngữ 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô

Cấu tạo: cụm danh từ.

Vị ngữ 1: là một ngày trong trẻo và sáng sủa.

Cấu tạo: cụm tính từ.

Chủ ngữ 2: bầu trời Cô Tô

Cấu tạo: danh từ

Vị ngữ 2: cũng trong sáng như vậy.

Cấu tạo: cụm tính từ

Câu văn 1:

Chủ ngữ 1: Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô 

Vị ngữ 1: Là một ngày trong trẻo và sáng sủa. 

Câu văn 2: 

Trạng ngữ: Từ khi có Vịnh Bắc Bộ... mỗi lần dông bão

Chủ ngữ: Bầu trời Cô Tô

Vị ngữ: cũng trong sáng như vậy

CÂU 1 : Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau: (1)Nhày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2)Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu cảu sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.(3)Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nươc biển lam biếc đậm đà hơn tất cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.(4) Và...
Đọc tiếp

CÂU 1 : Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau: (1)Nhày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2)Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu cảu sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.(3)Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nươc biển lam biếc đậm đà hơn tất cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.(4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẽ cá giã đôi. a) Xác định một cụm từ và phần trung tâm của cụm từ trong câu văn (1) và cho biết đó là cụm từ gì ? b) Tìm câu ghép và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép đó ? c) Xác định một cặp từ đồng nghĩa trong đoạn văn trên . d) Đặt một câu ghép có sử dụng một trong các từ đồng nghĩa tìm được và từ trái nghĩa của nó . CÂU 2 : Cho đoạn văn : Dưới bóng mát của cây bànng, chúng em vui chơi, nô đùa thỏa thích. (1) Cây bàng như người bạn lớn hiền từ và tốt bụng của tất cả chúng em a) Xác định thành phần của câu (1). b) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. c) Nội dung đoạn văn trên nói về điều gì ?

1
23 tháng 7 2021

Lần sau viết cách ra em nhé!

Câu 1:

a, Cụm từ: ''một ngày trong trẻo, sáng sủa''

Trung tâm của cụm từ: ngày

=> Đây là cụm danh từ

b, ''CâyCN// trên núi đảo lại thêm xanh mượtVN, nươc biểnCN// lam biếc đậm đà hơn tất cả mọi khiVN,cátCN// lại vàng giòn hơn nữa.VN'' 

c, Cặp từ: Sáng sủa= Trong trẻo

d, Đặt câu:

Minh có ngoại hình sáng sủa, anh trai của cậu ấy cũng vậy, hai anh em lúc nào cũng chỉn chu. 

Ngôi nhà này tối tăm, chủ nhà ít khi dọn dẹp, tường nhà có đầy rêu.

Câu 2:

a, Cây bàngCN// như người bạn lớn hiền từ và tốt bụng của tất cả chúng emVN 

b, BPTT: So sánh, nhân hóa

c, ND: Nói về những vẻ đẹp của cây bàng