Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cảnh sang thu trên quê hương em ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ, trong trái tim cua mỗi con người đều có một ngăn nhỏ dành cho quê hương thân yêu. Đúng vậy! Quê hương dù là một cái gì đi chăng nữa thì đó vẫn là nơi ta được sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm đẹp ở đây. Quê hương là nơi chôn giấu biết bao kỉ ức, tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người. Là những ngày vui đùa bên bạn bè, bên dòng sông đầy thân thương. Quê hương đâu đó còn là người mẹ thứ hai chăm sóc cho ta khôn lớn từng ngày, là con đường dẫn lối ta đi tới trường với những người bạn thân thiết. Yêu sao những hình ảnh bình dị mà thân thương ấy của quê hương. Yêu lắm, quê hương ơi!
Bạn tham khảo :
"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thế thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm, hình tượng thơ khỏe... là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.
Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"
Ca dao, dân ca đã thấm vào hồn thơ Tế Hanh tự bao giờ: "Làng tôi có cây đa to...”, "Làng ta phong cảnh hữu tình...", "Làng ta nghé giã nghề khơi...". Chữ "vốn" dùng rất đắt, cho thấy nghề chài lưới của làng tôi là một nghề truyền thống lâu đời của ông cha truyền lại. Hình ảnh "nước bao vây" gợi lên một vùng quê sông nước bao la. Đó là một làng chài ven biển miền Trung, làng Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con sông được nhắc đến là sông Trà Bồng "nước gương trong soi tóc những hàng tre".
Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng: đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi trong ánh hồng rạng đông. Có gió nhưng chỉ là "gió nhẹ". Bầu trời rất "trong", bao la, mênh mông. Một buổi "sớm mai hồng" rất đẹp, cảnh vật "làng tôi" như được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ. Các tính từ: "trong", "nhẹ", "hồng" đã cho thấy một chuyến ra khơi lí tưởng của bà con làng chài. Nhịp thơ 3/2/3 gợi tả nhịp bước lên đường mạnh mẽ:
"Khi trời trong/ gió nhẹ/ sớm mai hồng
Dân trai tráng/ bơi thuyền/ đi đánh cá"
Những chàng trai trẻ trung, cường tráng của làng chài dã hăm hở đưa thuyền ra khơi. Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển khơi, đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc của quê hương.
Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương.
Con tuấn mã là con ngựa tơ, ngựa đẹp, ngựa hay. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã là một hình đẹp. Chữ "hăng" đã làm nổi bật khí thế hăng hái, sôi nổi của đoàn thuyền đánh cá buổi lên đường. Mái chèo như những lưỡi kiếm to, dài, sắc bén từ cánh tay của đoàn trai tráng đang chém xuống, đang "phăng" xuống dòng sông, đẩy con thuyền vượt trường giang đầy khẩn trương, hối hả:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo, vội vã vượt trường giang".
Cánh buồm của đoàn thuyền rất to như che rợp một góc trời:
"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
"Mảnh hồn làng" là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức sống lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê. Cánh buồm to, được so sánh với mảnh hồn làng rất độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương. Qua các động từ: "rướn", "thâu góp" (bao la thâu góp) đã góp phần tô đậm khí thế ra khơi đánh cá vô cùng hào hứng, mạnh mẽ. Những cánh buồm nâu qua năm tháng dãi dầu mưa nắng biển khơi mà trở thành "chiếc buồm vôi" có "thân trắng" dẻo dai, can trường.
Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung, phơi phới. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh luyện. Hình tượng thơ về cảnh rạng đông, về chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm rất đẹp và sáng tạo, đã làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương thiết tha, mặn nồng. Và ta càng thêm thấm thìa:
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi"...
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
2. Về nội dung:
a. Mở đoạn:
- Bút kí Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh đã giới thiệu cho người đọc biết một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã của xứ Huế.
- Đoạn văn được giới thiệu là đoạn kết của văn bản, đem đến cho người đọc một cảm nhận thật diệu kì về vẻ đẹp của Ca Huế trên sông Hương.
b. Thân đoạn:
Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm.
Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.
- Sau đó , đoạn kết là thời gian kết thúc của cuộc hành trình ca Huế trên sông Hương, trời đêm đã về sáng.
- Đoạn văn lấy động tả tĩnh. Nếu không gian, thời gian, cảnh vật không êm đềm, lắng đọng, ngưng kết thì làm sao nghe nổi tiếng gà, tiếng chuông chùa gọi năm canh, lời ca, tiếng nhạc vẫn đầy ắp trong khoang thuyền?
- Từ đó cảm nhận được chiều sâu văn hóa, lịch sử Huế, con người xứ Huế.
=> Có thể nói người thưởng thức ca Huế phải biết vận động các giác quan: nghe, nhìn và cảm nhận… mới thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật xứ Huế.
c. Kết đoạn:
- Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã, sang trọng.
- Đoạn văn cũng cho ta thấy tác giả là một người có tâm hồn lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về nghệ thuật ca Huế, về vẻ đep tâm hồn người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…
Tham khảo về 2 đoạn thơ đầu :
Dưới ngòi bút của nhà văn Tế Hạnh ,bài thơ Quê hương đã đem lại cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương của mình,đặc biệt là hai đoạn thơ đầu.Tác giả đã vẽ ra hình ảnh bức tranh thiên nhiên với những con người lương thiện và vui vẻ.Những con người ở đây vốn làm nghề đánh cá,họ đã quen thuộc khi thấy mùi cá tánh,mặc lên mình bộ quần áo phải xắn cáo gấu quần.Vị trí của ngôi làng bao bọc bởi sông nước,mùi nước biển thân thuộc,nó đã tạo nên một sự giản dị,mộc mạc .Đoạn tiếp theo diễn ra vào buổi sớm mai với bầu trời trong trẻo ,êm đẹp và cao rộng.Thời tiết thuận lợi để đi bắt cá.Hình ảnh con người ở đây khoẻ khắn và vạm vỡ vỡ khiến người đoc cảm thấy thư thái,có lẽ họ tưởng tượng ra những chiếc thuyền như con tuấn mã,và tôi cũng vậy.Bài thơ khơi dậy cho tôi điều hay ý đẹp,cần phải biết trân trọng quê hương của mình và những gì thuộc về nó .
#H
Link : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về 2 đoạn thơ đầu của bài thơ quê hương. mn giúp mk với ạ.Mai mk nộp rùi.T_T câu hỏi 1576651 - hoidap247.com
Dựa vào của thứ hai của của bài mùa xuân nho nhỏ viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu vẻ đẹp của mùa xuân đất nước
Mùa thu thật ngọt ngào làm say đắm lòng người gợi lên trong tâm hồn chúng ta biết bao nhiêu cảm xúc về cuộc sống, về những gì đã qua. Mùa thu tới làm con người trở nên sống chậm lại những ồn ào náo nhiệt nhường chỗ cho sự bình yên dịu dàng.
Bầu trời mùa thu xanh trong bao la mênh mông hơn mở ra trước mắt con người những niềm hy vọng mới. Mở ra cho học sinh chúng ta biết bao chân trời tri thức mới khi mùa tựu trường đang tới gần bắt đầu một năm học mới với những hy vọng mới. Giữa trời thu thật xôn xao những tiếng trống trường giòn tan mỗi chúng ta như tự hứa với lòng mình cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn trong học tập để không phụ lòng chăm sóc yêu thương của thầy cô cha mẹ.
Một buổi sáng khi chúng ta thức dậy mở cánh cửa sổ ra chợt cảm nhận cảm giác của gió heo may thổi vào trong căn phòng của mình. Một cảm giác se se lạnh mà chỉ có mùa thu mới mang lại cho chúng ta. Phảng phất trong hương thu chính là mùi thơm của hương cốm, của những bông cúc vàng lung linh trong gió khe khẽ hát bài ca mừng thu sang. Cảnh vật như bừng tỉnh thức dậy hòa mình vào trong những tia nắng vàng của mùa thu tươi đẹp.
Nắng thu không oi ả gay gắt như nắng hè mà chỉ là những tia nắng vàng vọt, sưởi ấm cho con người và cây cối vạn vật ấm áp hơn. Nắng thu mang tới cho cỏ cây hoa lá một sức sống mới không bỏng rát như thiêu cháy của nắng hè.Nếu chúng ta nhắm mắt lại có thể cảm nhận được không khí mùa thu vô cùng tinh tế nó cho con người một cảm giác nhẹ nhàng tràn đầy sức sống, thổi vào tâm hồn chúng ta những cảm xúc thơ mộng khác thường.
Mùa thu đến trên những con phố mùi hoa sữa nồng nàn tỏa từng góc phố, khiến những đôi tình nhân đi bên nhau cảm thấy ấm áp hạnh phúc hơn. Hoa sữa khẽ tỏa hương nhẹ nhàng báo hiệu mùa thu đã về. Những chiếc lá vàng nhẹ rơi tạo thành bức tranh mùa thu rực rỡ nhưng gợi lên chút buồn man mác.
trời ơi đoạn văn mà bạn