K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2017

Bài thơ Thương vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

9 tháng 12 2016

Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!

17 tháng 12 2018

Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là người giỏi buôn bán, tần tảo "quanh năm" buôn bán kiếm sống ở "mom sông" cảnh đầu chợ bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn "Nuôi đủ năm con với một chồng". Chồng đậu tú tài, chẳng là quan chẳng là cùng đinh "Ăn lương vợ". Một gia cảnh "Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi". Các số từ "năm” (con), "một" (chồng) quả là đông đủ. Bà Tú vẫn cứ ''nuôi đủ", nghĩa là ông Tú vẫn có "Giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm". Câu thứ hai rất hóm hỉnh.

Câu 3, 4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành "thân cò" - thân phận lam lũ, vất vả "lặn lội". Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà tú thì lặn lội... khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã giành giật bán mua "eo sèo mặt nước buổi đò đông" để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh "thân cò" rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy "lặn lội'' và "eo sèo" hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

Câu 5, 6 tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: ''một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa". Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: "âu đành phận", "dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hi sinh. Có sự cam chịu số phận, có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hi sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:

"Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công ".

Tóm lại, bà Tú hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,... tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng còn. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.

Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". "Cái thói đời" đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ "ăn ở bạc" vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: "Vợ lăm le ở vú - Con tấp tểnh đi bồi - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi".

Câu 8 thầm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: "Có chồng hờ hững cũng như không?". "Như không" gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi đau thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!



QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: C

20 tháng 4 2019

Hai câu thơ cuối: Nỗi lòng của tác giả

Đáp án cần chọn là: B

22 tháng 10 2016

MB: Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xướng, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chóng dành cho vợ

KB:

Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng Một duyên hai nợ thì bà Tú văn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.

Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 10 2016

MB:Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đó người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốn nháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua.Chân dung của bà Tú hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian công việc. “Quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà còn gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh không có hồi kết thúc. Không gian “mom sông” vừa có giá trị tả thực - là doi đất nhô hẳn ra lòng sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh.

KB:

“Thói đời” ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ra những người chồng hờ hững? để rồi người phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cột gia đình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình. Có thể nói với “Thương vợ”, Tú Xương đã khắc hoạ rõ nét và sống động hình ảnh người vợ tảo tần với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Đằng sau tiếng thơ là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.
25 tháng 12 2017

Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc kết hợp từ ngữ

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối

b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

- Lựa chọn từ ngữ

- Sắp xếp từ ngữ