hiện nay nhà nước ta có biện pháp gì để khuyến khích giáo dục phát triển
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1:
-Để khuyến khích học tập và tuyển chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp:
+Dựng lại Quốc Tử Giám
+mở Trường học
+mở khoa thi
+Tất cả người dân có học đều được đi thi
+nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho
+đã đặt ra lễ xướng danh(lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi những người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh.
Câu 2:
Giáo dục thi cử dưới thời Lê Sơ:
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
- Cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.
Câu 3:
*Giáo dục khoa cử thời Lê đã để lại cho dân tộc ta truyền thống tốt đẹp là:
-Thông qua việc dạy con người học trong sách vở, học qua sự trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với việc học qua thầy, qua bạn mà nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ đã hướng con người đến chữ nhân, đưa con người về chữ hiếu, dẫn con người đến chữ trung, khuyên con người về chữ nghĩa, đó là những giá trị hằng xuyên và bất biến của bất kỳ xã hội nào.
-Chẳng những thế, nền giáo dục đó đã dạy và rèn luyện con người sống một cách hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vượt qua chiều rộng của không gian, chiều sâu của thời gian, tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đã trở thành sức mạnh vô song để củng cố lòng tin, điều chỉnh hành vi của con người, cung cấp cho họ những chuẩn mực để rèn luyện ý chí, nghị lực hình thành thái độ trước cuộc đời, thể hiện sự yêu - ghét và khí phách, cốt cách của những con người có tri thức, có khả năng nhận thức được chân lý.
*Em phải :
-Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em - những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.
Câu 4:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
Câu 5
Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc
- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
-Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất
Theo mình đóng góp nào cũng quan trọng bởi sau tất cả những khốn khổ mà nhân dân phải chịu thì việc lật đổ chính quyền trong nước, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lăng mở ra thời kì tươi sáng mới cho dân tộc chính là mục đích mà phong trào Tây Sơn nói đến, là đóng góp quan trọng có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh cả một dân tộc
Câu 5:
* Chính trị nước ta dưới thời Nguyễn là :
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc.
* Kinh tế nước ta dưới thời Nguyễn là:
a) Nông nghiệp:
- Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.
- Chính sách quân điền: Được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.
- Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.
b) Thủ công nghiệp: phát triển.
+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...
+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.
Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.
+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.
c) Thương nghiệp:
+ Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh.
+ Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn bán và nhà nước cũng trao đổi hàng hóa với họ như là Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc,...
+ Đặc biệt là có cả các thuyền buôn phương Tây được đến buôn bán ở một số hải cảng nhất định theo quy định của triều Nguyễn.
Tham khảo:
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
Kế thừa và phát triển chính sách giáo dục đã được quy định trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã xác định những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chính sách giáo dục:
- Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất, lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại;
- Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo;
- Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở; đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo. Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Xúc tiến xây dựng một số trường đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước;
- Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng khoảng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm;
- Phát triển rộng khắp và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộng đồng;
- Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa;
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, rà soát sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng các trường công lập; bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục; xóa bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả trường do nước ngoài đầu tư;
- Sửa đổi chế độ học phí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo hướng xác định đầy đủ chi phí dạy và học, chia sẻ họp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người học. Thực hiện miễn, giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi;
- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kĩ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách đảm bảo đủ giáo viên cho các vùng khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo... Phấn đấu đưa các chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long lên ngang bằng trình độ bình quân chung của cả nước;
- Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo; chống bệnh thành tích; tập trung khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng;
- Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm tiếp thu những kinh nghiệm quý báu trong giáo dục ở nước ngoài như chương trình dạy học theo tín chỉ, phương pháp dạy tình huống, phương pháp lấy người học làm trung tâm, phương pháp đối thoại, phương pháp socratic, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp diễn án, phương pháp làm bài tự luận, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phản biện khoa học...
Lời giải:
Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. Để khôi phục sản xuất, nhà Lê sơ đã:
+ Cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
+ Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ...
+ Thi hành chính sách quân điền - chia ruộng đất công làng xã cho các thành viên trong làng
+ Cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
=> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
=> Đáp án D: Lộc điền là chính sách ban cấp ruộng đất cho quý tộc, tướng lĩnh, quan lại
Đáp án cần chọn là: D
Đề bài muốn hỏi là biện pháp khuyến khích phát triển giáo dục trong thời gian hiện nay mà bạn, không phải dưới thời Lê sơ.
Em tham khảo nhé !!
Các chính sách phát triển giáo dục dưới thời Lê Sơ :
- Dựng lại văn miếu, mở trường học ở các lộ, mọi người đều có thể đi học và đi thi,
- Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy.
- Học đạo nho, nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Đỗ tiến sĩ được vua ban cho áo, mũ, tước phẩm, vinh quy bái tổ, khắc tên trên bia đá văn miếu.
- Tuyển chọn công bằng.
=> Tác dụng : cho thấy sự chú trọng của nhà vua với người tài, tuyển chọn người tài một cách công bằng, mọi người đều có quyền được đi học, nâng cao kiến thức và ứng tuyển thi cử.