Đóng vai Ông Hai trong truyện ngắn ‘Làng’ văn tự sự có kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm( không lấy trên mạng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(Xin lỗi bạn nha mình cop trên mạng xuống bạn có thể tham khảo)
Mở bài :
Giới thiệu về bản thân mình.Là ông Ba - bạn thân của ông Sáu và cũng là người chứng kiến được tình cảm cha con cao đẹp nhưng đầy éo le của ông Sáu và bé Thu,
Thân bài
Giới thiệu về bạn thân của mình,ông Sáu : là người đồng đội tốt,nhiệt huyết và cũng là người cha hết lòng yêu thương đứa con gái của mình
Kể về hoàn cảnh éo le của hai cha con ông Sáu và bé Thu
+ Những tình cảm của ông Sáu thẻ hiện tình yêu của mình với bé Thu mà bản thân (ông Ba đã chứng kiến)
+ Từng cử chỉ,hành động yêu thương của ông Sáu đối với con gái của mình
- xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ
+ anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp
Đó là tình cha đối với con đã nhiều ngày chưa gặp mặt ,muốn vỗ về con,gần gủi con,cho con cảm nhận tính yêu của ông
+ Những sự việc xảy ra trước khi Bé Thu chèo xuống bỏ ra nhà bà ngoại
+ Tả chi tiết vẻ mặt và nét mặt của ông Sáu và bé Thu
+ Suy nghĩ của bản thân về tình cha con của hai người
+ buồn thay cho người bạn,cũng có chút không hiểu được bé Thu sao lại cứng đầu đến thế
+ Bé Thu dãy nãy,không chịu ăn trứng cá mà ông Sáu gắp cho
+ Ông Sáu tức quá ,đánh bé Thu (bản thân không kịp can ngân )
Khiến cho bé Thu bỏ về nhà bà ngoại
+ Thầm tiếc cho người bạn của mình,vì sắp phải xa con mà bé Thu vẫn chưa một lần gọi ba
...
. Kết bài :
Nỗi lo lắng và cũng là khâm phục ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc.Cái tình cha vĩ đại trước sự cứng đầu của bé Thu
Hi vọng bé thu sớm hiểu ra,và chịu gặp mặt anh Sáu .gọi anh Sáu là ba
+ Tình cảm thiêng liêng của hai cha con
Em tham khảo:
Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.
Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
-Cụ bán rồi?
Lão Hạc trả lời:
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:
-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:
-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.
Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.
Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.
Tôi còn nhớ mãi lỗi lầm mà mấy năm trước tôi đã gây ra với Duy. Lúc đó, tôi cùng lũ bạn thân từ trong quán điện tử đi ra thì thấy Duy - bạn cùng trường đang ngồi đếm tiền với vẻ mặt tươi cười. Tôi thấy vậy bèn châm chọc: “Bọn mày nhìn kìa! Chắc thằng này vừa trộm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi cười to, tôi còn thách đố với tụi nó xem ai lấy được tiền của Duy. Thế là cả lũ tiến gần lại, tôi nhanh tay lẹ mắt cuỗm hết số tiền trên tay Duy, bọn bạn thấy tôi cướp được tiền cũng hò reo chạy trốn. Càng nhớ lại tôi càng cảm thấy hối hận làm sao. Cuối tuần sau đó, tôi thấy Duy cõng một đứa trẻ tật nguyền trước cửa hàng đồ chơi. Duy nói: “Xin lỗi em, lần sau anh hứa sẽ mua được bộ đồ chơi mới cho em!”. Nhìn cậu bé mếu máo, tôi chợt quặn đau. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chạy vội về nhà. Tôi không biết làm sao để đối mặt với nó nữa. Tôi kể lại chuyện với tụi bạn thân, bọn chúng cũng ân hận chẳng kém tôi. Tôi và tụi nó bèn bàn nhau góp tiền ăn vặt, tiền để dành chơi game. Hơn một tuần sau mới đủ số tiền chúng tôi đã lấy, nhưng tôi vẫn không dám đứng trước mặt Duy. Dù gì tất cả đều do tôi đầu têu ra chuyện này. Tôi quyết định sẽ mua một bộ đồ chơi mới và đến tận nhà xin lỗi Duy. Ai ngờ đâu khi thấy tôi nhận lỗi, Duy chỉ cười và nói sẽ tha thứ cho tôi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu. Từ đó, tôi cùng bọn bạn cũng ít đi chơi game hơn, chúng tôi tiết kiệm tiền để thỉnh thoảng mua đồ chơi cho em Duy, có lẽ nó sẽ giúp bọn tôi bớt đi hối hận về lỗi lầm đã gây ra.
Các bạn! Hòa bình đất nước được lặp lại, tôi là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng tôi vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí của tôi.
Tôi là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ tôi là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn ” đất cày lên sỏi đá”, tôi luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, tôi lại xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, tôi nghĩ trong thời gian tới nhất định tôi sẽ lập được nhiều công lớn giúp ích cho nhân dân? tôi bây giờ đã trở thành một người lính ư? tôi có thể cầm súng chiến đấu ư? thật hạnh phúc biết bao.
Vào quân đội tôi được cử lên Việt Bắc – nơi chiến trường khốc liệt nhất của chiến tranh. Ngày ra quân, hành quân trên đường đi đến Việt Bắc tôi mới thấy sự cực nhọc, vất vả của những người kính cụ hồ, đến nơi, nhũng người lính đi trước chúng tôi hai ngàu đã nghĩ sẵn ở đó. Nổi bật trong số đó, người có thiện cảm với tôi từ lần đầu tiên là một anh lính trạc bằng tuổi tôi, dáng người cao cao, trông thật nhanh nhẹn, như một phản xạ, tôi nhanh chóng đến bắt chuyện với anh.
– Chào cậu!
– Ừ! chào bạn!
Anh ấy có vẻ hơn ngại ngùng, chỉ cười gượng. Như đã được định sẵn tôi với anh cùng chung một tiểu đội mang tên BK107. Đêm về tôi không sao ngủ được lại càng nôn nao muốn kết bạn với anh lính trẻ. Tôi sát lại gần anh, thở một hơi thật mạnh, nói thủ thỉ:
– Chiến tranh ác liệt nhỉ?
Người con trai ấy hơi sững sờ, chắc là tại vì tôi quá tự tin. Không sao, tôi là người như vậy mà, tôi cười một mình. Mở tròn mắt nhìn anh với vẻ mặt y như một đứa trẻ đòi quà, tôi mong nhận được câu trả lời. Có vẻ lần này anh ấy đỡ ngại hơn.
– Cậu ở đâu lên vậy? chắc ngoài Bắc hả?
– Vâng, tớ ở xuôi lên, tớ muốn nước mình độc lập lắm! còn cậu, cậu ở đâu?
Câu chuyện dần cởi mở và tự nhiên hơn.
Mình ở Nam Định, vùng ” nước năm đồng chua”, khổ lắm! Con người chân lấm tay bùn.
Vậy là từ hai người xa lại chũng tôi đã trò chuyện và quen nhau, ngày cùng nhau làm nhiệm vụ, tối đắp chung chăn. Đứng cạnh bên nhau, nhìn về phía xa xa, tôi và người lính ấy mong sao hòa bình được lặp lại, chiến tranh kết thúc. Nếu không có chiến tranh thì chắc chắn sẽ không có những giọt máu rơi xuống, sẽ không có những giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc chờ chồng, chờ cha.
Cuộc gặp gỡ lần đầu của chúng tôi tuyệt biết bao! Ngày hôm nay gặp lại người anh em ấy, chúng tôi đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm xưa, ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm, sao ngày ấy dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà chúng tôi vẫn luôn nở nụ cười trên môi, kết thúc tuổi thanh xuân trong chiến tranh, chúng tôi ngày càng già đi, tóc bạc phơ mái đầu, nhưng sự hi sinh của chúng tôi thật là đáng. Tôi giở cuốn ảnh lưu giữ tình bạn ra xem, cùng hàn huyên đủ chuyện trên đời, tình đồng chí
Được gặp lại nhau trong hòa bình, tình bạn xưa dâng trào trong trái tim mỗi chúng tôi, chiến tranh đi qua nhưng mọi thứ ngày ấy vẫn còn diễn ra trước mắt chúng tôi. Làm sao chúng tôi quên được nhau, quên được tình bạn ấy, thật tuyệt vời!
THAM KHẢO:
Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.
Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.
Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống. Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình. Tôi thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Tâm trí tôi như dần triệt quệ, tôi không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà. Được sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh, từ bé tôi đã phải sống với bom đạn. Thấy thế tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước.
Trong đầu tôi cũng như gia đình, làng xóm tôi đều hứa với lòng sẽ luôn ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã làm tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu làng tôi lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mộc mạc , bình dị của người nông dân nghèo này vẫn luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Bà chủ nhà của tôi rồi cũng phải từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà bà. Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi.
Thế mà nỗi buồn ấy lại bỗng chốc chuyển sang nụ cười vui hồn nhiên nở dần trên gương mặt tôi. Tôi vui sướng khi được nghe tin mừng rằng tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được cải chính lại. Đúng thật là, toàn là sai sự mục đích cả. Tôi đi đến khắp nơi báo tin mừng dây cho mọi người. Ngay cả bà chủ nhà cũng vui và đành cho tôi tiếp tục ở nhà bà. Thế là cuộc sống tôi lại trở nên vui vẻ như trước.
Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất quan trọng. Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa làng mình.