Giup mik với .....................
1.ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào.
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phải đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hải quân đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa
[….] Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do B. Lục bát C. Ngũ ngôn D. Tứ tuyệt
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?.
A . Tự sự B. Miêu tả C . Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3: Xét về cấu tạo, từ “sừng sững” thuộc loại từ nào?.
A . Từ đơn B. Từ ghép C. Từ láy
Câu 4: Đâu là phép tu từ dược sử dụng trong câu thơ:
“Hải quân đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con”
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
Câu 5 : Em hiểu như thế nào là “Quần đảo” :
A. Một hòn đảo lớn
B. Một hòn đảo nhỏ
C. Hòn đảo ở xa đất liền
D. Một dãy hoặc một nhóm đảo nằm gần nhau...
Câu 6 : Những hình ảnh được nhắc tới trong đoạn thơ như “ đảo cuối trời xanh”, “trăm hạt thóc vãi thành đảo con”, “ Sóng bào mãi vẫn không mòn”, … khiến em hình dung như thế nào về quần đảo Trường Sa?
A. Là nơi xa xôi của tổ quốc, tuy nhỏ bé mà kiên cường
B. Là hòn đảo gần đất liền, là địa điểm du lịch hấp dẫn
C. Là nơi xa xôi của tổ quốc, không có người ở
D. Là nơi xa xôi của tổ quốc, con người chưa bao giừo đặt chân đến
Câu 7: Cho biết nội dung chính của đoạn thơ ?
A. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gần gũi, thân thương của tác giả dành cho quần đảo Trường Sa.
B. Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa
C. Đoạn thơ thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả
D. Đoạn thơ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của tác giả.
Câu 8: Từ mũi trong câu thơ “Tấm lòng theo mũi tàu ra” với từ “mũi” trong câu “Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp” là:
A. Từ đồng âm
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa
Câu 9: Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”?
Trả lời:Nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào. Nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào.
Câu 10: Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
Trả lời- Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa.
- Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn (Kể về một kỉ niệm tuổi thơ)Như thả diều,về quê ngoại,…đi chơi đá bóng,..đề mở rộng
------------------------- Hết -------------------------
2.ĐỀ BÀI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
MẸ
Lặng rồi cả tiếng con ve,
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru,
Lời ru có gió mùa thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về,
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con,
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28-29 )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn;
B. Lục bát;*
C. Song thất lục bát;
D. Tự do.
Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ:
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
A. Ẩn dụ, nhân hóa;
B. So sánh, điệp ngữ;
C. So sánh, nhân hóa;*
D. Ẩn dụ, điệp ngữ.
Câu 3.Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự;
B. Miêu tả;
C. Biểu cảm;*
D. Nghị luận.
Câu 4.Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ?
A. Tiếng ve;
B. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru à ời;*
mn giúp mình với