“Nhưng đặc sắc nhất của Chợ Rồng mà không nơi chợ tỉnh nào sánh được là tơ tằm và chuối ngự. Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hòe nở rộ vào giữa mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu, chứ không ngờ nó lại ê hề giữa thiên nhiên và gian chợ tỉnh Nam. Tơ, lụa, chuối làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối thu. Nó vàng một cách vừa êm mịn vừa nhộn nhịp, đông đảo như mấy sân áo cà sa vàng sư sãi Miên Lào. Tỉnh Nam là đất cũ vua nhà Trần, cung nữ đời Trần có truyền thống lao động, cái giống chuối thành ra tên là ngự ấy, không biết có dính gì đến những bàn tay cung nữ nhà Trần không? Chỉ biết rằng cả thiên hạ đều khen chuối ngự Nam Định là ngon thơm, và lành. Vỏ mỏng tang, ruột chuối ngọt ánh lên chất cát đường. Có những buồng chuối, khi mình vén những tua lá chuối khô phủ lên nó như những tấm áo nâu cũ màu nhạt, thì thấy, eo ôi! Nó xếp tầng gác lên tới hai chục nải. Có người vì buồng chuối ngự mang từ Nam Định lên Thủ đô làm quà, mà đành đi tàu thủy, nó lâu thời giờ hơn tàu hỏa ô tô, nhưng cho chuối đi tàu thủy nó đỡ bị lắc, gãy, rụng, đảm bảo hơn. Tôi đã từng nghe một số bà con Nam Định hay nói: “Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự”. Ý muốn khoe hai thứ “thổ ngơi” quý giá của tỉnh Nam Định mình”.
(Trích Chuyện nghề - Nguyễn Tuân. NXB Tác phẩm mới – 1988)
Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tơ, lụa, chuối làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối thu. Nó vàng một cách vừa êm mịn vừa nhộn nhịp, đông đảo như mấy sân áo cà sa vàng sư sãi Miên Lào”.
Câu 3 (2,0 điểm): Xác định những phương thức liên kết chính được tác giả sử dụng trong văn bản.
Câu 4 (5,0 điểm): Viết một đoạn văn phân tích những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của văn bản trên.
mọi người giúp mình với mình đang cần gấp