Thuyết minh về trò chơi kéo co
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc phải có trò chơi kéo co, trò chơi dùng sức mạnh của đồng đội để giành chiến thắng.
Kéo co có thể nói là trò chơi mang tính đồng đội, hợp với mọi lứa tuổi. Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Khi trọng tài cất tiếng còi cất lên cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. Các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau , người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên .
Trò chơi kéo co cần đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị đau nhưng bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống tiếp sức mạnh tinh thần các đội tham gia.
Trò chơi kéo co thường chơi trong các dịp lễ hội, trại hè như một cách để gắn kết tình cảm với nhau, thể hiện tình đoàn kết trong trường học, tổ chức.
Kéo co mãi là trò chơi đồng đội với tinh thần đồng đội cao mới giành được chiến thắng, cho dù sau này có nhiều trò chơi mới xuất hiện lôi cuốn nhưng những hoạt động ngoài trời mà thiếu kéo co như vắng đi một trò chơi thú vị và bổ ích.
:)
Bài làm
Đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Việt Nam, chắc chắn sẽ gắn bó với rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuổi thơ của họ gắn tràn ngập kỉ niệm về những ngày tháng êm đềm lớn lên bên nhau, cười giòn tan khi được ngắm cánh diều bay cao vút, reo hò ầm ĩ khi chơi trò trốn tìm…Đối với những đứa trẻ xóm chợ ở quê em, có lẽ trò chơi dân gian trốn tìm để lại trong nhau nhiều xúc cảm đáng nhớ nhất.
Từ khi chúng em sinh ra, trò chơi trốn tìm đã có, và cứ thế từ thế hệ này đến thế hệ khác xem đó như một trò chơi cần phải trải qua khi còn ấu thơ. Trò chơi mang đến nhiều tiếng cười reo rộn ràng nhất.
Trò chơi trốn tìm là trò chơi càng đông càng vui, trong đó sẽ có hai phe, một người đi tìm và một nhóm người sẽ đi trốn. Ai oản tù tỳ thua thì chắc chắn phải làm người đi tìm những người còn lại. Trốn tìm không phải trò chơi cần bất cứ dụng cụ gì hết, chỉ cần có người là có thể chơi được, ở bất cứ nơi đâu, trong nhà hay ngoài sân, trong những bụi rậm…Tuy nhiên mọi người thường chọn những nơi rộng rãi, cõ nhiều chỗ để trốn mới thú vụ.
Người đi tìm phải bịt mắt, úp mặt vào tưởng và mắt đầu đếm từ một đến một trăm; đếm đến lúc nào không nghe tiếng ai trả lời nữa thì bắt đầu công cuộc đi tìm. Còn những người đi trốn thì cần phải khéo léo nhanh nhẹn tìm được nơi ẩn nấp an toàn, bí mật để người kia không tìm ra và mình thành người thắng cuộc. Cuộc chơi chỉ thực sự kết thúc khi người đi tìm tìm được hết số người đi trốn, còn nếu người đi tìm đầu hàng thì coi như đã thua và bắt đầu chơi lại từ đầu.
Thực ra trò chơi trốn tìm rất đơn giản, mang lại nhiều niềm vui, bất ngờ và hứng khởi cho mọi người. Một trò chơi dân gian bình dị, gần gũi và góp phần tạo nên “hồn” riêng của vùng quê nông thôn Việt Nam.
Giữa những đống rơm mẹ mới phơi hôm qua, còn thơm mùi rạ, trẻ con có thể chui rúc vào đó mà trốn đến nghẹt thở. Có những người thì lẻn vào góc nhà không có ánh điện, nín thở và lắng nghe tiếng bước chân của người tìm. Trò chơi đơn giản nhưng đầy hồi hộp và mong chờ, đầy bất ngờ.
KHi người đi tìm mệt mỏi, tìm mãi không ra đành bất lực tớ thua rồi, các bạn ra đi thì người trốn sẽ hét hò ầm ĩ “Tớ ở đây này, dễ thế cũng không tìm ra”. Lúc đấy mắt của cái người đi tìm xị xuống y như bị ai lấy cắp đồ chơi.
TRò chơi trốn tìm như một nét văn hóa của nông thôn, những đứa trẻ lớn lên đều ít nhiều biết đến trò chơi thú vị, đơn giản này. Sẽ thật buồn nếu những đứa trẻ nông thôn nào không được trải qua những giây phút thoải mái, êm đềm, thư giãn và đầy hồi hộp như trò chơi này.
TRò chơi trốn tìm cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác giật mình và buồn rười rượi
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam.
Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.
Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực.
Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.
Em tham khảo nhé !!
Dàn ý chung
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm:
+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?
+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
+ Số lượng người chơi
+ Độ tuổi thường chơi
+ Thời gian chuẩn bị
+ Thời gian chơi
+ Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người
+ Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
c) Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
THUYẾT MINH VỀ MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Top 10+ bài văn thuyết minh hay nhất giới thiệu về một trò chơi dân gian quen thuộc của dân tộc Việt Nam (kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, trốn tìm,...)MỤC LỤC NỘI DUNG1. Hướng dẫn thuyết minh1. 1. Phân tích đề1. 2. Hệ thống luận điểm1. 3. Lập dàn ý chi tiết2. Thuyết minh về những trò chơi dân gian cổ truyền Việt Nam2. 1. Giới thiệu về trò kéo co2. 2. Giới thiệu về trò chơi thả diều2. 3. Giới thiệu về trò chơi nhảy dây2. 4. Giới thiệu về trò chơi trốn tìm2. 5. Giới thiệu về trò ô ăn quanThuyết minh về một trò chơi dân gian Việt Nam - Hướng dẫn cách làm, lập dàn ý chi tiết và tham khảo tuyển chọn 10+ bài văn thuyết minh hay giới thiệu về các trò chơi dân gian truyền thống quen thuộc và thú vị của dân tộc ta.
HƯỚNG DẪN THUYẾT MINH VỀ MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAMĐề bài: Em hãy giới thiệu về một trò chơi dân gian quen thuộc của dân tộc Việt Nam.
1. PHÂN TÍCH ĐỀ- Yêu cầu: giới thiệu về một trò chơi dân gian của Việt Nam.
- Dạng đề: thuyết minh về trò chơi.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : đặc điểm, cách thức và đối tượng của trò chơi dân gian bất kì của Việt Nam (kéo co, ô ăn quan,...).
- Thao tác lập luận : giải thích, thuyết minh, bình luận.
2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM- Luận điểm 1: Tìm hiểu, giải thích về nguồn gốc của trò chơi
- Luận điểm 2: Nêu đặc điểm đặc trưng của trò chơi
- Luận điểm 3: Trình bày cách thức và luật chơi
- Luận điểm 4: Ý nghĩa của trò chơi.
3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾTDàn ý chung
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm:
+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?
+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
+ Số lượng người chơi
+ Độ tuổi thường chơi
+ Thời gian chuẩn bị
+ Thời gian chơi
+ Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người
+ Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
c) Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Dưới đây là mẫu dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi dân gian cụ thể là trò ô ăn quan, các em có thể dựa vào đó để triển khai tương tự với các trò chơi khác.
bn dựa vào đây để làm ạ,chúc bn học tốt!!!
TK:
Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
Tuổi thơ chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi đứa trẻ ở vùng quê vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi không quên.
Trò chơi dân gian thả diều xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận, với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc. Đây cũng là trò chơi bình dị, giải trí của các em khi rảnh rỗi.
Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, nilon, chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Người chơi diều có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng. Với trẻ em vùng quê diều làm bằng giấy là lựa chọn thích hợp, đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất, chỉ cần sử dụng giấy vở không dùng đến để làm diều.
Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Điều kiện gió khi thả phải không quá mạnh mà phải gió nhẹ. Những cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản là những nơi thả diều tốt nhất. Vào mỗi buổi chiều những cánh diều bay lên không trung rất đẹp và thơ mộng.
Theo thời gian trò chơi thả diều đã không còn xuất hiện nhiều nữa nhưng đối với các thế hệ trước kia hình ảnh cánh diều tung bay phấp phới trong gió và những đứa trẻ chạy theo nô đùa sẽ mãi là kỉ niệm không thể phai nhòa.
Quy luật chung của banh đũa là phải chuyền (tung) banh lên cao nắm đũa có 10 cây chuyền sang tay khác xong vừa kịp lúc chụp trái banh (ngoài ra, banh có thể thay thế bằng đá trò, bi, ổi)Và từ trò chơi truyền thống đó, mấy đứa nhỏ từ bao đời nay đã “biến tấu” nên nhiều “kiểu gen” khác của trò chơi này.- Kiểu gen 1: Sau khi rãi đũa, luật chơi bây giờ không còn là nắm đũa chuyền sang tay khác mà được biến tấu bằng cách, nhặt số chẵn số cây đũa lên trước khi chụp banh. Ví dụ: Bạn phải nhặt 2 cây đũa bất kì đầu tiên lên, tiếp đến là 4 cây, 6,8.- Kiểu gen 2: Chừa đũa: “Chừa” tức là để lại. Sau khi rãi đũa, các “vận động viên banh đũa” phải gom hết số đũa tre, tuy nhiên phải chừa lại duy nhất 2 cây, mới được gọi là thắng.- Kiểu gen 3: Giọng: Khi ta tung banh lên, điều cần làm bây giờ phải là phải giọng bó đũa xuống đất, sau đó mới được chụp banh.- Kiểu gen 4: Đập: Như tên gọi của kiểu gen này, thay vì “giọng” như trước, ta sẽ phải xoay bó đũa và đập chúng xuống đất.- Kiểu gen 5: Sang tay: bốc hai cây một bỏ sang tay bên kia cho đến khi đủ bó.- Kiểu gen 6: Lòn kim: Kiểu gen này “khó ăn” hơn nhiều. Hãy thử ngẫm động tác lòn kim xem nào, đúng rồi đó, kì này, bạn phải hợp tác với cả tay và chân. 1 chân của bạn cong lên, lấy tay lòn vào chân rồi chuyền sang tay.- Kiểu gen 7: Bạn sẽ rãi 9 cây đũa, sau đó chuyền lên 3.Chà, “kiểu gen” nào cũng đem lại cái hay riêng cho trò chơi truyền thống này đúng không nào. Và dĩ nhiên, mỗi bạn sẽ được chơi cho đến khi nào “tử” và chuyển qua cho đối phương tiếp theo của mình. Cứ như vậy chuyền thành vòng tròn.
mn ko chép mạg càg tốt nhoa
Mk có chỗ cho bạn tham khảo :
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%A9o_co