Bài 1: H đang đi chơi vui vẻ cùng bạn bè thì có một chiếc xích lô đi ngược chiều tới. Người đạp xích lô có khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, chiếc áo đã sờn vai, chiếc quần đã bạc màu. H bất chợt nhận ra người đạp xích lô đó chính là bố mình. H thấy xấu hổ vội quay đi không chào bố, thậm chí không dán nhìn bố vì sợ chúng bạn biết sẽ chê cười. Thái độ cư xử của H như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em...
Đọc tiếp
Bài 1: H đang đi chơi vui vẻ cùng bạn bè thì có một chiếc xích lô đi ngược chiều tới. Người đạp xích lô có khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, chiếc áo đã sờn vai, chiếc quần đã bạc màu. H bất chợt nhận ra người đạp xích lô đó chính là bố mình. H thấy xấu hổ vội quay đi không chào bố, thậm chí không dán nhìn bố vì sợ chúng bạn biết sẽ chê cười.
Thái độ cư xử của H như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là H, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
bài 2: Tình huống: Q và V tranh luận với nhau về cách thể hiện lòng biết ơn của người học trò đối với thầy cô giáo. Q cho rằng để tỏ lòng tôn kính và biết ơn thầy cô thì chỉ cần thường xuyên quan tâm, thăm hỏi là đủ. Trong khi đó, V cho rằng, ngoài sự quan tâm chúng ta cần phải tích cực rèn luyện để trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? Em sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình đối với thầy giáo, cô giáo?
Bài 3:
Giải thích ý nghĩa của câu ca dao sau đây:
“Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng”
Em vận dụng câu tục ngữ này vào cuộc sống của mình như thế nào?
a) Thái độ và cư xử của An như vậy là không đúng.
b) Nếu là em trong trường hợp này em sẽ giới thiệu với tất cả các bạn đó là bố mình,và nói với các bạn về công việc của bố mình.