bạn nào giúp tui lam bài văn tả cây với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Mấy hôm nay, góc vườn nhà em rực rỡ hắn lên bởi sắc vàng ươm của những quả cam chín. Vậy là, sau bao tháng ngày chăm sóc, cây cam cũng đã kết trái ngọt.
Cây cam đó được bố em trồng cũng đã gần bốn năm rồi. Đó là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải ngắn. Cây cam cao chừng hơn 2m một chút, vừa ngang với đường hàng rào. Thân cây to như bắp chân của bố, cứng cáp và chắc chắn. Lớp vỏ của thân cây màu nâu đen, thô ráp và sần sùi. Một số chỗ ở gần dưới gốc có màu xám trắng như bị mốc. Từ đoạn cách mặt đất tầm 1m, cây bắt đầu tỏa cành. Cành mẹ cành con đua nhau với ra các phía, tạo thành tán lá rộng. Các cành của cây cam khá thưa, những cành con thường nhỏ và ngắn. Cả cây chỉ có bốn cánh chính lớn mà thôi. Lá cam có hình dáng như các lá khác, to hơn cái thìa một chút, màu xanh sẫm.
Quả cam lúc chín có màu vàng ươm như nghệ, tròn và to như cái nắm tay. Lớp vỏ mỏng, thường được dùng để làm tinh dầu thơm hoặc làm mứt. Bên trong là các múi cam xếp sát vào nhau tạo thành hình trong. Ở trong mỗi múi là những tép cam li ti. Quả cam chín sẽ ngọt lịm, hơi đọng chút chua nhẹ, rất dễ ăn. Ngoài ra, còn có thể dùng để làm nước ép, kem, bánh kẹo vị cam nữa. Tuy đã có trái chín, nhưng trên cây vẫn có lác đác vài đóa hoa đang nở màu trắng tinh khôi. Tạo nên một bức tranh tươi đẹp cho khu vườn nhỏ.
Em thích cây cam lắm. Hằng ngày khi đi học về, em sẽ ra tưới nước cho cây. Em còn để một cái ghế con dưới gốc cây để ngồi đọc sách ở đó nữa. Cây cam thật là một cây trồng hữu ích.
Mấy hôm nay, góc vườn nhà em rực rỡ hắn lên bởi sắc vàng ươm của những quả cam chín. Vậy là, sau bao tháng ngày chăm sóc, cây cam cũng đã kết trái ngọt.
Cây cam đó được bố em trồng cũng đã gần bốn năm rồi. Đó là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải ngắn. Cây cam cao chừng hơn 2m một chút, vừa ngang với đường hàng rào. Thân cây to như bắp chân của bố, cứng cáp và chắc chắn. Lớp vỏ của thân cây màu nâu đen, thô ráp và sần sùi. Một số chỗ ở gần dưới gốc có màu xám trắng như bị mốc. Từ đoạn cách mặt đất tầm 1m, cây bắt đầu tỏa cành. Cành mẹ cành con đua nhau với ra các phía, tạo thành tán lá rộng. Các cành của cây cam khá thưa, những cành con thường nhỏ và ngắn. Cả cây chỉ có bốn cánh chính lớn mà thôi. Lá cam có hình dáng như các lá khác, to hơn cái thìa một chút, màu xanh sẫm.
Quả cam lúc chín có màu vàng ươm như nghệ, tròn và to như cái nắm tay. Lớp vỏ mỏng, thường được dùng để làm tinh dầu thơm hoặc làm mứt. Bên trong là các múi cam xếp sát vào nhau tạo thành hình trong. Ở trong mỗi múi là những tép cam li ti. Quả cam chín sẽ ngọt lịm, hơi đọng chút chua nhẹ, rất dễ ăn. Ngoài ra, còn có thể dùng để làm nước ép, kem, bánh kẹo vị cam nữa. Tuy đã có trái chín, nhưng trên cây vẫn có lác đác vài đóa hoa đang nở màu trắng tinh khôi. Tạo nên một bức tranh tươi đẹp cho khu vườn nhỏ.
Em thích cây cam lắm. Hằng ngày khi đi học về, em sẽ ra tưới nước cho cây. Em còn để một cái ghế con dưới gốc cây để ngồi đọc sách ở đó nữa. Cây cam thật là một cây trồng hữu ích.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
Hình dáng cây dừa bên bờ sông đã in sâu vào tâm trí của em. Dường như, chẳng có hình ảnh nào có thể thân thương đến thế. Dưới gốc dừa, em cùng bạn đọc sách, chơi đồ hàng giữa trưa hè. Dưới gốc dừa, em đứng chờ mẹ đi chợ về, chờ bố đi làm về, chờ chị hai đị học xa về. Dưới gốc dừa, em chờ bạn cùng đến trường, đi chơi. Cũng dưới gốc dừa ấy, chứng kiến cả gia đình em vui vẻ qua bao ngày lễ trong năm. Yêu biết bao nhiêu cây dừa thân thương ấy!
1 , Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.
Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.
2 ,
Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: "đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt", những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.
Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!
3 ,
Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.
Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.
k mình nhaaaa
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao
Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.
Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.
Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả, nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
Trong khu vườn xanh mát của nhà em mùa nào quả đó thì cây táo là một trong những thành viên đóng góp quả chính vào cuối đông và đầu xuân.
Cây táo ở trong vườn nhà em thật cao và to, nó được trồng trong vườn và sát với ngôi nhà của em. Nhìn cây táo cũng thật cao, nó như cao bằng mái nhà em nhưng lại có những càng sai quả như đã trĩu xuống dưới cho em vặt. Cây táo mỗi độ ra hoa thì nở chi chít tất cả các cành cây, thế rồi cơn gió như bay qua làm cho những bông hoa táo đã rơi rụng xuống kín gốc cây. Ngày qua ngày thì ở các bông hoa trắng nhỏ xíu kia đã đơm thành quả táo nhỏ. Quay đi quay lại các quả táo thật nhanh lớn và trĩu cành xuống. Qủa táo như một món quà không thể nào có thể thiếu được khi đến mùa, các bà, các cô khi đi chợ lại mua những trái táo thơm ngon về cho lũ nhỏ như chúng em.
Tả cây táo
Cây táo có thân xù xì lắm, mặc dù cây táo mới trồng được có mấy năm nay mà lớp vở cây như đã bị bong ra. Thân cây táo lại có rất nhiều gai nên ai muốn trèo thì rất khó có thể lên được. Mỗi khi những chùm táo chín thì bố em lại làm cho em một chiếc gậy trên đó có một cái móc câu. Để khi em muốn vặt những quả táo ở trên cao thì chỉ cần móc quả táo vào chiếc móc câu này là em đã có được những quả táo thơm ngon, không phải khó nhọc trèo lên làm gì.
Lá cây táo như có những chiếc lông nhỏ hơi ráp nữa, măt trên thì xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá lại có màu xanh thật nhạt. Qủa táo tròn nhỏ như cái chén uống pha trà của ông em, khi ăn có vị chua nhôn nhốt. Ăn táo mà chấm với muối ớt thì chẳng còn gì ngon hơn. Cây táo nhà em năm nao cũng sai trĩu quả, ăn không hết mẹ em lại mang ra chợ bán, cây táo cũng giúp cho kinh tế nhà em được cải thiện sau những mùa sai quả. Cho nên nhà em ai ai cũng yêu thích cây táo.
Thế rồi khi mà đã thu hoạch táo xong, cây táo như trở lên xơ xác hơn. Bố em chặt hết cành của cây táo đi để sang năm sau cây lại sai quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà em, em luôn cùng bố ra vườn để chăm sóc các loài cây và cả cây táo nữa.
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
Bài 4: Giải
Vì số gà bằng số thỏ nên ta nhóm 1 con thỏ + 1 con gà vào 1 nhóm
Vậy 1 nhóm có số chân gà và chân thỏ là: 2 + 4 = 6 (chân)
42 : 6 = 7 (nhóm)
Vì mỗi nhóm có 1 con gà và 1 con thỏ nên 7 nhóm có 7 con gà và 7 con thỏ
Đáp số: Gà: 7 con
Thỏ: 7 con
Bài 5: Giải
Dựa vào câu nói của bạn trồng cây mai nói với bạn Lan “Chúng ta không có ai trồng cây trùng với tên của mình cả”. Suy ra bạn Lan không trồng cây mai và không trồng cây lan, vậy bạn Lan trồng cây phượng.
Bạn Mai không trồng cây mai và không trồng cây phượng vậy bạn Mai trồng cây lan.
Còn bạn Phượng trồng cây mai.
ĐS: Lan trồng cây phượng
Mai trồng cây lan
Phượng trồng cây mai
Bài 4: Giải
Vì số gà bằng số thỏ nên ta nhóm 1 con thỏ + 1 con gà vào 1 nhóm
Vậy 1 nhóm có số chân gà và chân thỏ là: 2 + 4 = 6 (chân)
42 : 6 = 7 (nhóm)
Vì mỗi nhóm có 1 con gà và 1 con thỏ nên 7 nhóm có 7 con gà và 7 con thỏ
Đáp số: Gà: 7 con
Thỏ: 7 con
Bài 5: Giải
Dựa vào câu nói của bạn trồng cây mai nói với bạn Lan “Chúng ta không có ai trồng cây trùng với tên của mình cả”. Suy ra bạn Lan không trồng cây mai và không trồng cây lan, vậy bạn Lan trồng cây phượng.
Bạn Mai không trồng cây mai và không trồng cây phượng vậy bạn Mai trồng cây lan.
Còn bạn Phượng trồng cây mai.
ĐS: Lan trồng cây phượng
Mai trồng cây lan
Phượng trồng cây mai
Tả cây cam
Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây.” Ông ơi!Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
Cây bàng có lẽ là loài cây đặc biệt nhất mà tôi biết bởi 4 mùa, cây bàng đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Đối với tôi, cây bàng lúc nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất có lẽ là vào mùa hè.
Cây bàng có lẽ chính là một cô gái điệu đà nhất trong tất cả các loại cây trên sân trường bởi vì mỗi mùa cô gái ấy lại tự thay cho mình những diện mạo hay những chiếc áo mới cho riêng mình vậy. Nó không giống như cây hoa sữa lúc nào cũng xanh um mà cứ mỗi mùa nó lại mang cho mình một màu sắc lá thật khác và cũng thật đẹp nữa. Nhưng có lẽ cây bàng dường như đẹp nhất, tươi tốt nhất vào mùa hè.
Nếu như mùa thu đến những sắc lá bàng đã ngả sang màu vàng, cuối thu thì lại đỏ hoe, cây bàng lúc này lại trông như một cây lá đỏ vậy. Có thể ví von rằng cây bàng vào mùa thu lại tự thay cho mình một chiếc áo đỏ như thật nổi bật và giúp cho mùa thu đỡ lạnh lẽo hơn nhưng vẫn có một chút gì đó cũng sâu lắng thật khó có thể tả được hết thành lời. Bỗng cón gió như lạnh hơn, mạnh hơn của mùa đông tràn về đã cuốn đi tất cả những chiếc lá bàng đỏ kia, làm cho nó rơi rụng khô cong lại bay xào xạc dưới mặt đất. Cây bàng mùa đông trơ ra chỉ còn những cái cành thật khẳng khiu buồn bã. Mùa xuân về thì cây bàng như bừng tỉnh ra biết bao chồi non. Nhưng có lẽ cây bàng đẹp và xanh nhất chính là vào mùa hè.
Mùa hè đến nhìn cây bàng thật vững chãi, nó dường như không còn ở cái sự non tơ quá của những chồi non vào mùa xuân, cũng không già cỗi như màu thu và càng không buồn tủi như mùa đông. Mà cây bàng mùa hè thật đẹp, xanh tốt biết bao nhiêu. Những cái lá như một chiếc quạt Ba Tiêu vậy cũng có thể phe phẩy mang lại làn gió mát. Từ trong những tán lá xanh thẫm đó lại mọc lên những chùm hoa trắng ngà ngà có hình sao nhìn cũng thật đẹp. Hoa bàng có sắc trắng ngà và nhỏ xinh xinh đang e ấp. Chẳng bao lâu những chùm hoa đó lại có thể nở ra rồi rơi rụng xuống kín gốc cây. Chúng em rất thích thú khi được vui đùa ở gốc cây bàng và nhặt những bông hoa nhỏ xíu đó chơi đùa với nhau.
Chẳng mấy chốc từ những chùm hoa đó dường như cũng đã ra những quả bàng xanh non có hình thoi xanh lấp ló sau tán lá. Quả bàng lớn rất nhanh chỉ mấy hôm thôi mà em nhìn thấy cây bàng cành nào cành đó là sai trĩu quả. Khi mùa hè về thì cây bàng trên sân trường em cũng chính với tán bàng rộng khắp trải bóng mát. Trong cái xanh mát của cây bàng vào mùa hè thì gốc cây vẫn cứ thật to, thật xù xì chúng em phải hai người ôm mới hết được. Tôi còn nhìn thấy trên thân của cây bàng thì lại có được những ụ thật to như nói lên cây bàng đã rất lâu năm rồi. Nhìn xuống phía bên dưới thì những cái rễ bàng dường như cũng thật to biết bao nhiêu, trông xa như bao con rắn hiền lành cứ bò trên mặt đất vậy. Có lẽ chính vì nhờ có bộ rễ này mà cây bàng mới có thể chịu được những trận gió bão to mà tất cả các cây trong sân trường đều bị đổ xuống còn mình cây bàng chỉ bị nát lá do gió quật còn cây cứ vẫn hiên ngang sừng sững vậy thôi.
Lũ nhóc chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.