Sông Hiếu
Sông Hiếu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Chẳng phải là dòng sông quê hương, nhưng sông Hiếu luôn gợi lên trong tôi những tình cảm thiết tha và thiêng liêng quá đỗi. Quê tôi ở đồng bằng, vì giặc giã, vì lo kiếm sống nên có một thời tôi đã gắn bó với dòng sông bằng những chuyến đò qua lại. Bến đò Nghĩa Hưng sang Nghĩa Thịnh, nơi có những bãi ngô xanh mướt triền sông. Những bãi "bù rợ" lăn lóc quả chín. Bến đò Trù, khách qua sông phải đi một bãi đất cát dài lút ngập bàn chân, muốn lên đường phải trèo lên một dốc cao giữa hai bờ đất um tùm cây cối. Bến đò Lở, ông già chèo đò chậm chạp, thả dốc khi có tiếng khách gọi "Đò ơi". Dòng nước xanh trong, từng đàn cá lượn lờ trong bóng râm dưới bụi tre ven sông, nơi con đò neo đậu. Con đò vừa rời bến được vài con sào thì lại có tiếng "Chờ với đò ơi, đò... ơ... ơi". Sông Hiếu mênh mang xanh, bóng núi đổ mát rượi cả mặt sông. Chiều chiều các bè nứa, bè gỗ lửng lờ xuôi về bến Hiếu và tiếp tục trôi xuôi. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười sơn nữ, chẳng biết các cô có chuyện gì mà vui vậy. Tuổi trẻ vô tư, ai biết được nỗi lòng buồn vui bất chợt.
Nhưng dòng sông cũng có lúc như nổi giận. Một bận tôi trở lại, dòng sông trở nên mênh mang, hung tợn lạ thường. Dòng nước đỏ ngầu cuốn theo bao gỗ mục, rác rưởi trôi băng băng. Những sóng nước gầm réo đến chóng mặt. Ấy là mùa lũ, dòng sông lúc này đã rộng lên gấp hai, gấp ba. Nước mấp mé chân đốc Bưu Điện, thị trấn Thái Hòa trở nên chênh vênh. Nước lũ đã nhấn chìm chiếc cầu gỗ dưới lòng sông, vẫn bến đò ấy nhưng người chèo đò bây giờ không còn là ông già ngày đó nữa. Người thanh niên vậm vạp cho con thuyền bám theo mép sông mà ngược lên bến Lở. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi vác theo một góc giữa dòng nước ùng ục, sôi reo rồi cập bên như dự định. Đứng bên này mà ngóng vọng sang bên kia với nỗi phập phồng, khắc khoải. Niềm mong mỏi qua sông đã thắng nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với thủy thần, hà bá. Hồi đó tôi đã có vợ, có con, họ đang chờ tôi bên kia sông. Dòng sông hung dữ chẳng ngăn nổi ước mong gặp của mấy năm trời xa cách. Lên đò, qua sông rồi ta lại thấy lưu luyến với dòng sông. Dòng sông của những chuyến đò nguy hiểm gian nan đã làm ta nhớ mãi.
Đầu năm này tôi có dịp qua sông Hiếu. Cách bến đò xưa về phía hạ lưu một quãng ngắn, một cây cầu sừng sững ngang trời rời trung tâm thị trấn bên này tới công trường cơ khí 250 bên kia. Nét hiện đại của cây cầu đã thay đổi cả diện mạo của thị trấn Thái Hòa vốn dĩ bấy lâu nay chỉ là một phố núi nhỏ bé, bình yên. Giờ đây Thái Hòa đã mang dáng vẻ của một đô thị hiện đại. Có phải điều đó do chính cây cầu mang lại hay chính bản thân nó đã lớn lên. Thái Hòa giờ đây không còn là phố núi heo hút nữa. Đường phố chính với những dãy nhà cao tầng như làm ta lạc bước. Từng dòng người, xe nườm nượp qua cầu. Người qua sông giờ đây chẳng phải lo sợ vì dòng sông nổi giận. Chẳng ai bận lòng với sự nông sâu của dòng sông. Tôi bâng kháng nhớ dòng sông trong lành, mênh mông của tuổi học trò. Đứng trên cầu nhìn xuống, lòng sông thu hẹp đến không ngờ, có đoạn như không thể xắn quần lội qua được. Những bãi bồi xanh mướt ngô, rau của ngày trước cũng không còn. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xuống lòng sông lấy cát sỏi. Hình như trong nước lũ giờ đây cát sỏi nhiều hơn phù sa. Cát sỏi đã làm cạn cả dòng sông. Phải chăng vì đứng trên cao nên mới thấy dòng sông nhỏ hẹp hay chính nó trở thành nhỏ hẹp như vậy? Cây cầu sừng sững, mặt cầu rộng rãi bề thế, qua lại sông lúc này chỉ cần vài phút. Nhìn dòng người xe cộ ngược xuôi qua cầu, tôi tự hỏi có ai còn nhớ những chuyến đò ngày xưa ấy nữa không.
Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
chúc bạn học tốt
tôi sẽ cứu mẹ
vì tôi có bố đâu mà nếu có cũng không vì bố đã bỏ rơi tôi khi tôi chưa sinh ra
và dù thế nào đi nữa thì mẹ vẫn sẽ là người yêu thương chúng ta nhất
Phương pháp giải:
Nối từ Hán Việt có ý nghĩa tương đương.
Lời giải chi tiết:
1 - ê 2 - g
3 - i 4 - c
5 - e 6 - đ
7 - a 8 - b
9 - d 10 – h
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà quân sự tài ba lỗi lạc. Bên cạnh sự nghiệp hoạt động chính trị, ông để lại cho đời những di sản văn học quý giá.
- Bình Ngô đại cáo được coi là áng văn chính luận bậc thầy, có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập được công bố vào tháng Chạp, năm Đinh Mùi (tức năm 1428). Bài đại cáo này mang đặc trưng cơ bản của thể cáo nói chung, đồng thời có những sáng tạo riêng của Nguyễn Trãi.
Phân tích đoạn thơ
Tác giả nêu luận đề chính nghĩa
- Mục đích: làm cơ sở, căn cứ xác đáng để triển khai nội dung bài cáo
a. Tư tưởng nhân nghĩa
- Nhân nghĩa được hiểu là yêu thương con người.
->Với Nguyễn Trãi, yêu thương ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: “cốt ở yên dân”, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân
-> “quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Điếu là thương, phạt là trừng trị, rút từ ý điếu dân phạt tội trong Kinh thư -> Điển cố trong Kinh Thư (Thang Vũ vì dân mà đánh kẻ có tội là Kiệt Trụ)
->Phải tiêu trừ tham tàn bạo ngược, những thế lực đã phá vỡ sự bình yên của nhân dân.
=> Nhân nghĩa xuất phát từ dân, vì yêu dân
=> Nhân nghĩa là gắn với yêu dân, yêu hòa bình
=> Nhân nghĩa chính là yêu nước.
=> Đây là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, lần đầu tiên người dân xuất hiện với vị trí quan trọng trong văn kiện có tầm cỡ thời đại.
b. Sự tồn tại có chủ quyền của nước Đại Việt
Tác giả đưa ra 5 yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại có chủ quyền của nước Đại Việt:
- Nền văn hiến độc lập lâu đời:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
->Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp đã có từ lâu
- Cương vực lãnh thổ riêng
- Phong tục tập quán riêng
- Truyền thống lịch sử riêng
- Chủ quyền riêng “mỗi bên xưng đế một phương”
Các triều đại Trung Quốc chỉ xem vua Đại Việt là vương, vua chư hầu nhưng Nguyễn Trãi dõng dạc khẳng định sự ngang hành của vua Đại Việt với vua Trung Quốc. “Đế” là vua thiên tử, vua duy nhất.
-> Sự ngang hàng giữa hai đất nước
-> Ý thức dân tộc
=> Nguyễn Trãi đã hoàn thiện quan niệm về quốc gia, dân tộc.
=> Đây là bước tiến dài so với bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất.
Lí Thường Kiệt mới chỉ ra hai yếu tố để khẳng định độc lập là chủ quyền riêng và cương vực lãnh thổ riêng. Dựa trên căn cứ là sách trời, có phần nào đó mơ hồ.
Nguyễn Trãi đưa thêm 3 yếu tố, chủ quyền và cương vực chỉ mang tính nhất thời, bất kì ai có sức mạnh cũng có thể khoanh một mảnh đất, xưng vua. Nhưng phong tục tập quán, văn hiến, truyền thống lịch sử thì không thể đơn giản mà có.
ð Chúng ta hoàn toàn có căn cứ để tự xưng là một nước độc lập.
- Sử dụng từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác
-> trường nghĩa khẳng định sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của chân lí. Đó chính là căn cứ cho những phần tiếp theo.
Tổng kết