Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh "bác hồ với thiếu nhi ba miền trung, nam, bắc" của hoạ sĩ Diệp Minh Châu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bức tranh Hồ Chí Minh và ba em bé Bắc Trung Nam của Diệp Minh Châu nổi tiếng với đặc điểm là một bức huyết hoạ ( bức tranh vẽ bằng máu ) thể hiện tình yêu, sự kính trọng với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Họa sĩ Diệp Minh Châu là họa sĩ, nhà điêu khắc có nhiều đống góp cho nền mỹ thuật Việt Nam. Sinh thời, ông có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Bác Hồ. Cho tới khi mất ông đã vẽ và nặn hàng trăm tác phẩm trinh tượng về Bác, trong đó được biết đến rộng rãi nhất có lẽ là bức tranh “Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung Nam Bắc”.
Họa sĩ Diệp Minh Châu sinh năm 1919 tại làng Chiếu, xã Nhơn Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình nông dân. Ngay từ nhỏ, ông đã ham mê vẽ, nổi tiếng vẽ giỏi và được các bạn gọi là Châu "vẽ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu do đồng chí Trần Văn Trà mang từ Nam Bộ ra Việt Bắc năm 1949.
Bức huyết họa đã được gửi ra Việt Bắc, dâng lên Bác Hồ kèm bức thư của tác giả trẻ "Kính gửi Cha già Hồ Chí Minh" bày tỏ lòng kính yêu với Người, khát vọng hoà bình và giải phóng dân tộc. Bức thư ông viết:
“ Kính gửi Cha già: Hồ Chí Minh
Kính Cha!
Từ hai năm nay, tin Cha, vâng theo tiếng gọi của Cha, con đã đưa nghệ thuật của con nhảy vào hàng ngũ Vệ quốc đoàn khu Tám, Cách mạng Tháng Tám mà Cha già lãnh đạo đã giải phóng cho nghệ thuật của con.
Hôm nay trong cảnh vĩ đại của ngày lễ Độc lập chưa từng có ở Nam Bộ, sau khi nghe lời Tuyên ngôn Độc lập của Cha, lời kêu gọi thống thiết hùng mạnh của Cha và Lời ca Hồ Chí Minh muôn năm của đoàn thiếu nhi Nam Bộ, con đã cảm xúc vô cùng và vừa khóc, con vừa cắt lấy dòng máu trong cánh tay niên thiếu của con để vẽ hình Cha và hình ba em bé Bắc Trung Nam đang chụm đầu lại dưới chòm râu của Cha trên nền lụa mà quân đội ta đã đánh tan quân địch đã chiếm lấy được ở trận Giồng Dứa hồi tháng Tư năm nay... Máu con là máu của Cha truyền cho, máu của con là máu của dân tộc, con có dám làm gì phung phí máu của con đâu. Tất cả thân con, đời con là của Cha rồi... Kính chào Cha.
Chúc Bạn hộc tốt
1.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
2.
Qua bức ảnh ta thấy được sự yêu thương Bác dành cho thiếu nhi. Bức ảnh làm em thấy Bác không chỉ quan tâm tới đời sống vật chất lẫn tinh thần của các em mà còn luôn dạy dỗ, bảo ban để các em trở nên tốt hơn.
- Nhiệt độ thấp nhất tháng của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế (tháng 1); trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12).
- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội (tháng 1), trạm Huế (tháng 3), trạm TP. Hồ Chí Minh (tháng 2).
- Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng ẩm, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mùa mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
bài thơ:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
bài hát:
- "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã)
- "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)
- "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi)
- "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của (Thuận Yến):...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
- "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu)
- "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa) [3]
Bác Hồ là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, cùng Nhân dân ta viết nên trang sử vẻ vang, chói lọi, hào hùng của dân tộc. Khi quê hương còn chìm trong bóng đêm bị đô hộ, áp bức bóc lột, chưa tìm được con đường giải phóng cho mình thì Bác đã quyết tâm lên đường bôn ba khắp năm châu, bốn biển, quyết tìm bằng được con đường giải phóng dân tộc khi chỉ với hai bàn tay trắng. Với ý chí sắt đá, lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua bao khó khăn, gian khổ Bác cũng đã tìm được ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam, đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ thực tiễn cuộc sống và trải qua bao gian khổ đấu tranh khốc liệt đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Bác đã trở thành biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường, lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu với tất cả bạn bè các nước của người dân Việt Nam. Bác là tấm gương mà mỗi người cần phải suốt đời phấn đấu học tập, noi theo và thực hành để tự rèn luyện bản thân mình mỗi ngày tốt hơn.
Bác Hồ ra đi về cõi vĩnh hằng khi tròn 79 mùa Xuân, nhưng những thành quả cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta vô cùng to lớn, không có gì có thể sánh ví được. Lời kêu gọi của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà trọn cuộc đời Người đã đấu tranh, mong muốn đem lại cho Nhân dân ta.
Những cống hiến trọn đời của Bác cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội và những đóng góp to lớn về văn hóa, tư tưởng của Bác đã được quốc tế công nhận, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao và tôn vinh. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại - Cụ Nguyễn Thị Kép
Khi nghĩ về Bác, tôi lại nhớ vào ngày 8/5/1963, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa II, khi Quốc hội muốn trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác Hồ đã từ chối. Bác nói: “…Tôi xin phép Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội… Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hàng ngày hàng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân. Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất. Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”.
Ngày nay, khi đất nước ta đã hòa bình độc lập, vị thế, uy tín của đất nước ta không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế, Nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì chúng ta không thể không biết ơn, không thể không nghĩ tới, không nhớ về công lao trời biển của Bác. Đảng và Nhà nước ta đã làm được những gì Bác hằng mong, đưa đất nước đến thống nhất, giải phóng dân tộc nhưng thế hệ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác đã không còn cơ hội trang trọng trao tận tay Bác chiếc Huân chương Sao vàng cao quý ấy.
Sự hy sinh, tài năng, đạo đức của Bác chính là tài sản tinh thần vô giá không phải chỉ của người dân Việt Nam…
- PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?
- M: Tất nhiên rồi.
- PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?
- M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, ...
- PV: Hoàn toàn chính xác, cảm ơn bạn rất nhiều.
VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.
Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.
VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.
Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.
có sai hông nhỉ ^-^sai thì sorry bn nhó