Văn bản bệnh lề mề.
Lập dàn ý từ bài văn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng
tham khảo
A, Mở bài:
- Giới thiệu cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
B, Thân bài:
* Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú:
- Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn...
- Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ......
- Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
- Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bằng phẳng....
* Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về
- Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa –
- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt.
- Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên.
- Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc: là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi.
Lưu ý:sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.... trong quá trình miêu tả, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo; vận dụng tốt các thao tác làm bài văn tả cảnh kết hợp tả người.
C, Kết bài: trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó.
Em tham khảo nhé !!!
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Tham khảo, dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.
(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)
2. Thân bài
a. Giải thích
Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.
Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
I. Mở bài
- Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của e, e đc bố tặng 1 chiếc xe ô tô điều khiển từ xa. Đó là thứ đồ chơi e thích nhất.
II. Thân bài
1. Hình dáng
- Làm bằng kim loại không gỉ, đc bao bởi 1 lớp sơn màu xanh lục rất chắc chắn
- Trông rất giống chiếc xe đua của 1 tay lái chuyên nghiệp
- Mui xe nhọn, sáng bóng, có hình đôi mắt
- bánh xe có 2 màu trawnfg và đen
- Trên thân xe có dòng chữ "BangTan" màu đỏ tuyệt đẹp
2. Công dụng
- Giúp e giải trí sau mỗi ngày học căng thẳng
- Làm bạn vs e những khi e buồn
- Luôn ở cạnh e, cùng e lớn khôn, trưởng thành
- Nó như ng bạn nhắc nhở e phải học tập thật tốt, nghe lời bố mẹ
3. Kỉ niệm
- Có lần đem xe về quê chơi, để quên xe ở nhà bác, bị e họ nghịch làm xước xe.
- Đc bố sửa sang lại, trông xe lại như ms
III. Kết bài
- Rất yêu quý chiếc xe
- Sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận
*Em lưu ý đây chỉ là dàn nên khi viết bài phải thêm các từ ngữ và câu nhé
- Mở bài: giới thiệu khung cảnh giao thừa, hoàn cảnh cô bé bán diêm (đói rét, không dám về nhà)
- Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.
+ Lần thứ nhất em thấy lò sưởi
+ Lần thứ hai thấy bàn ăn
+ Lần thứ ba thấy cây thông No-el
+ Lần thứ tư gặp bà
+ Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em
- Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.
Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết
+ Họ không thể biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy khi bật diêm
Tham khảo :
II. Thân bài
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi
- Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước
- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc
+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc
+ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội
+ Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải
+ Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình
+ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất
+ Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…
⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước
3. Nhiệm vụ của mọi người
- Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến
⇒ Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể
TK :
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả:
– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.
– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…
– Giới thiệu về bài viết:
– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
+ Thân bài:
Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?
– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.
-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”
– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.
– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.
– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.
– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…
– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.
– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.
+ Kết bài
– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.
– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.
Em tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói bệnh lề mề. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân).2. Thân bài
a. Thực trạng
Trong những cuộc họp, cuộc hẹn có thời gian, địa điểm rõ ràng nhưng nhiều người vẫn đến muộn nhiều phút thậm chí là mấy tiếng đồng hồ.
Nhiều học sinh đi học muộn, mặc kệ có chuông báo đến giờ vào lớp vẫn ung dung.
Có những người đã quá quen với thói lề mề của mọi người xung quanh nên họ tự động trừ hao đi số thời gian phải chờ đợi. (Hẹn 8 giờ hao thời gian chờ đợi vì nghĩ rằng người khác sẽ đến trễ nên 9 giờ mới có mặt).
Có không ít những cuộc họp, cuộc hẹn phải hoãn lại chỉ vì tưởng là không có hoặc không đủ người đến.
b. Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức của con người chưa cao, thiếu sự tôn trọng người khác khi mà họ chỉ quý trọng thời gian của mình mà không biết quý trọng thời gian của người khác.
Khách quan: do môi trường sống, những người xung quanh có thói lề mề, trễ giờ, dần dần hình thành cho chúng ta thói quen xấu này.
c. Hậu quả
Tạo cho người ta một thói quen xấu là thiếu ý thức kỉ luật, không có nề nếp, quy tắc và dần dần dẫn đến lối sống tự do thái quá, vô tổ chức, vô kỉ luật.
Ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ của chính người mắc bệnh lề mề: đến gặp khách hàng trễ nên không kí được hợp đồng; bạn bè, người thân chờ đợi lâu khiến mối quan hệ ngày càng đi xuống,…
Làm mất thời gian, gây khó chịu cho những người chấp hành tốt giờ giấc vì phải đợi chờ.
Gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế bởi với khoảng thời gian lề mề vô ích ấy, con người ta có thể làm được rất nhiều việc cho cơ quan, gia đình, xã hội.
d. Biện pháp khắc phục
Mỗi người cần tự biết tôn trọng quỹ thời gian của mình và của người khác, chủ động làm mọi việc thật đúng giờ.
Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để phạt những học sinh có thói quen đi học muộn.
Gia đình nên rèn luyện cho con em mình tính nhanh nhẹn, đúng giờ.
Cơ quan, tổ chức, xã hội có những quy định rõ ràng về mức phạt với người của tập thể mình có thói quen lề mề; đồng thời tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc đúng giờ.
3. Kết bài
Khái quát lại tác hại của bệnh lề mề đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.