Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không biểu hiện lối sống giản dị:
Nhiều no, ít đủ
Ăn cần, ở kiệm
Ăn kĩ no lâu
Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tục ngữ '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn'' dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ý nghĩa của sống giản dị: là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ
1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
→ Câu đặc biệt
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.
→ Câu rút gọn
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong
→ Câu đặc biệt
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.
→ Câu rút gọn
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
→ Câu rút gọn
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.
→ Câu đặc biệt
Giải thích nghĩa câu tục ngữ "Ăn lấy chắc mặc lấy bền".
Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> Ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị
Mik nghĩ vậy thôi! Nếu sai thì bỏ qua nha!
Chúc bạn học tốt!
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.
- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.
* Bình luận:
- Ýnghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì:
Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.
- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:
+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.
+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
- Quan điểm về việc đánh giá con người:
+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực;
+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.
Chọn A
ăn cần, ở kiệm