vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông hồng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) - Thuận lợi:
+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.
+ Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Một số nơi đất đã bị bạc màu.
+ Thiếu nước trong mùa khô.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...
b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng
c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thuận lợi:
– Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
– Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
– Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
– Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
– Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.
b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.
+ Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.
+ Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng
Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần đây giảm mạnh đã dẫn đến:
-Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).
– Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thuận lợi:
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.
b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.
+ Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.
+ Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng
Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần ffaay giảm mạnh đã dẫn đến:
-Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).
- Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.
- Với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt….
- Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất, lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.
*Vai trò:
- Sản xuất lương thực, thực phẩm là để đáp ứng cho nhu cầu của con người ngày càng tăng dần. Vì vậy, việc phát triển
lương thực, thực phẩm ở nước ta hiện nay được coi là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm, gọi là chương trình lương thực,
thực phẩm vì nước ta sản xuất lương thực thực phẩm còn rất bấp bênh do bị thiên tai đe doạ và nạn đói hoành hành. Dự tính sau
năm 2000 nước ta phải có sản lượng lương thực gấp rưỡi hoặc gấp đôi hiện nay mới đáp ứng đủ cho nhu cầu. Cho nên, vấn đề sản
xuất lương thực, thực phẩm là vấn đề quốc sách hiện nay.
- Sản xuất lương thực, thực phẩm là để tăng thêm nguồn dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, mà hiện nay
còn đạt mức rất thấp, trung bình mới đạt 2000 kalo/1người/1ngày. Cần phải nâng lên 2300-2500/người/1 ngày mới đủ năng lượng
để làm việc và từng bước góp phần nâng cao tầm vóc cho người Việt Nam.
- Phát triển lương thực, thực phẩm để tạo ra nguồn nguyên liệu để thúc đẩy công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm phát
triển.
- Là để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị điển hình là xuất khẩu gạo.
- Phát triển lương thực, thực phẩm cũng là để góp phần dự trữ quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia và cũng để góp phần giaỉ
quyết nạn đói trên toàn thế giới.
* Hiện trạng (thành tựu): từ 76 đến 96
- Hiện trạng sản xuất lương thực:
+ Diện tích trồng lương thực ở nước ta ngày càng tiếp tục mở rộng thêm, tăng từ 6 triệu ha (1976) lên 7,2 triệu ha (1996)
nhờ vào quá trình khai hoang ở miền núi, trung du và quai đê lấn biển ở các vùng đồng bằng ven biển.
+ Cơ cấu lương thực ở nước ta khá đa dạng: có nhiều loại lúa chất lượng cao, nhiều loại hoa màu, lương thực như ngô, sán,
khoai, cao lương...
+ Trình độ thâm canh lương thực ở nước ta ngày càng cao dần, trước hết thể hiện ở sự chuyển đổi mùa, vụ, cơ cấu mùa vụ
ngày càng hợp lý. Trước đây, vụ Đông Xuân chưa được coi là mùa chính vì chưa giải quyết được nước tưới vào mùa khô, nhưng
hiện nay lúa đông xuân được coi là vụ chính có diện tích 2,2 triệu ha. Lúa Hè Thu được đem trồng đại trà ở các nước, còn lúa mùa
thì phần lớn diện tích được chuyển sang làm lúa hè vụ.
+ Cũng nhờ trình độ thâm canh lương thực ngày càng cao, thể hiện ở trình độ lai tạo các giống lúa mới ngắn ngày có năng
suất cao như : IR8, CR203 dẫn đến năng suất lúa trung bình cả nước hiện nay đã vượt 34 tạ/ha, đã có nhiều tỉnh như Thái Bình, Hải
Dương, Hưng Yên... đã đạt mức lúa trung bình trên 5 tấn/ha. Đã xuất hiện nhiều huyện, nhiều cánh đồng đã đạt năng suất lúa trung
bình từ 7 đến 10 tấn/ha.
+ Nhờ năng suất lúa ngày càng cao như vậy dẫn đến sản lượng lương thực quy thóc cả nước cũng cao, dần đạt 30 triệu tấn
(1996) trong đó có 27 triệu tấn là lúa.
+ Nhờ sản lượng lương thực cao như thế, cho nên bình quân lương thực đầu người ở cả nước cũng cao dần, và hiện nay đã
đạt 350 kg/người/năm. Trong đó có 330 kg là thóc. Đặc biệt, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt sản lượng lúa trung bình trên
đầu người là 701,3 kg/người/năm.
+ Do sản xuất lương thực ngày càng tiến bộ như vậy nên hiện nay cả nước đã hình thành 2 vùng chuyên canhlương thực quy
mô lớn nhất cả nước đó là ĐBSH, ĐBSCL. Trong đó ĐBSCL được coi là vùng chuyên canh lương thực có năng suất cao, còn
ĐBSH là vùng chuyên canh lương thực có chất lượng cao với tính chất hàng hoá cao.
+ Do đã đạt được thành tựu trong sản xuất lương thực, nên từ năm 1989 đến nay nước ta đã trở thành 1 trong 3 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới, cùng với Hoa Kỳ, Thái Lan. Tuy vậy, việc sản xuất lương thực ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó
là thiếu phân bón, thiếu thuốc ttrừ sâu, và lại luôn bị thiên tai phá hoại... nhưng sản xuất lương thực ở nước ta vẫn còn nhiều triển
vọng lớn là nhờ vào trình độ thâm canh ngày càng cao, kỹ thuật lai tạo giống ngày càng tiến bộ, đặc biệt được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước về mọi vấn đề phát triển lương thực.
- Hiện trạng sản xuất thực phẩm:
+ Hiện trạng phát triển cây thực phẩm:
. Hệ thống cây thực phẩm ở nước ta khá đa dạng, đó là các loại cây họ đậu, họ dầu như Lạc, Vừng, Đỗ Tương, đặc biệt có
loại cây rau vụ đông như Su hào, Cải bắp, Súp lơ...
. Diện tích trồng cây thực phẩm ở nước ta ngày càng tăng dần mà điển hình diện tích tăng từ 97000 ha (1976) lên 208000 ha
(1992), diện tích các loại cây rau vụ đông hiện nay cả nước đã có khoảng 450 ngàn ha trong đó tập trung đồng bằng sông Hồng
chiếm 28,7% .
. Hiện nay ở nước ta đã hình thành nhiều vùng chuyên canh rau xanh, rau sạch ở ven các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sồng ngày càng cao ở trong nội thành.
. Hiện nay do nhu cầu về xuất khẩu rau tươi sang các nước Đông Nam á ngày càng lớn cho nên ở nước ta đã hình thành
nhiều vũng chuyên canh rau xuất khẩu chất lượng cao nổi tiếng như Đà Lạt.
+ Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi:
. Ngành chăn nuôi của nước ta trước đây chưa được coi là ngành chính trong cơ cấu nông nghiệp, nhưng ngày nay chăn nuôi
đang từng bước trở thành ngành chính và đã có giá trị sản lượng chiếm 1/4 tống giá trị sản lượng của nông nghiệp.
. Trình độ chăn nuôi ở nước ta ngày càng tiến bộ, mà thể hiện ta đã tạo được một đội ngũ bác sĩ thú y có trình độ chuyên
môn tay nghề cao, lai tạo được nhiều giống gia súc mới tăng trọng cao như Lợn F1, F2; Bò Lai Sin; Vịt siêu trứng, Gà siêu thịt.
Đặc biệt đã chế tạo thành công nhiều loại thức ăn gia súc tăng trọng nhanh...
.Cơ cấu chăn nuôi ở nước ta khá đa dạng, gồm chăn nuôi gia súc lớn như: Trâu, Bò, Ngựa, Voi; chăn nuôi gia súc nhỏ như
Lợn, Dê, Cừu... Nuôi gia cầm như Gà, Vịt, Chim... Nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, nợ và nuôi đặc sản...
.Tốc độ ngành chăn nuôi ở nước ta khá nhanh, thể hiện là: chăn nuôi Trâu, Bò mọi quy mô đàn trâu bò năm 1992 đến 1993
đã đạt được 6,2 triệu con trong đó bò 3,3 triệu và Trâu 2,9 triệu. Tốc độ tăng của đàn bò nhanh gấp rưỡi đàn trâu vì nhu cầu thịt sữa
ngày càng lớn. Hiện nay, nước ta đã hình thành nhiều vùng chuyen nuôi bò sữa, bò thịt quy mô lớn như Mộc Châu (Sơn La) Ba Vì
(Hà Tây) Đức Trọng (Lâm Đồng)... Bò thịt nổi tiếng có vùng gò đồi, trước núi miền Trung.
Nuôi lợn, với quy mô đàn lợn tăng lên rất nhanh, năm 1993 đã đạt 14 triệu con lợn. Vùng nuôi nhiều lợn nhất nước ta là
trung du miền núi phía Bắc vì vùng này có nguồn thức ăn Ngô, Khoai, Sắn rất phong phú và đã có truyền thống nuôi lợn thả rông
nên vùng này đã có tới hơn 3 triệu con lợn. Sau trung du, miền núi phía Bắc là đồng bằng sông Hồng cũng là vùng nuôi nhiều lợn vì
vùng này có nguồn lương thực dồi dào, có bản chất cần cù của người lao động và có thị trường tiêu thụ lớn. Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng ít nuôi Lợn 1,7 triệu con vì trong vùng không có truyền thống phát triển kinh tế hộ gia đình. Sản lượng thịt gia súc ở
cả nước đạt 1,2 tr tấn (1993) trong đó thịt lợn chiếm 3/4
Nuôi gia cầm với đàn gia cầm năm 1993 đạt 124 triệu con. Trong đàn gia cầm nổi tiếng có: đàn gà công nghiệp được nuôi
nhiều ở vùng ven đô thị, thị trấn, thị xã thuộc đồng bằng sông Hồng vì vùng này có sẵn nguồn thức ăn chế biến và có thị trường tiêu
thụ lớn . Sau đàn gà công nghiệp là đàn vịt được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, vì vùng này có diện tích mặt nước
chăn thả rộng lớn.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang phát triển mạnh vì nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi thuỷ
sản mà điển hình là có tới 350000 ha đầm phá cửa sông ven biển, trong đó ven biển đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 100000
ha rất tốt để nuôi trồng thuỷ sản đó là cơ sở để ta đầu tư phát triển nuôi trồng với sản lượng thuỷ sản trung bình năm hiện nay đã
đạt 1 triệu tấn/năm trong đó riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho xuất khẩu 10 vạn tấn Tôm, Cá/năm.
Ngành đánh bắt hải sản dang phát triển mạnh nhờ vào vùng biển rộng, lại là vùng biển nóng, có 5 ngư trường lớn, có bãi cá,
bãi tôm như ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh; Kiên Giang- Minh Hải; Ninh Thuận- Bình Thuận; Bà Rịa- Vũng Tàu; Hoàng sa-
Trường Sa.
Vũng biển nước ta rất giàu hải sản, có 2000 loài cá biển, 70 loài tôm, 50 loài cua... Cho nên, đã đạt sản lượng đánh bắt: cá
biển 700000 tấn/năm, 50-60 ngàn tấn tôm, mực...
Sản xuất côngnghiệp đặc sản gồm: nuôi thú dặc sản, điển hình như nuôi Hươu nổi tiếng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), Quỳnh
Lưu (Nghệ An), nuôi chim đặc sản nổi tiếng có nghề nuôi chim Yến trên các đảo Yến ngoài biển như ở Quảng Ninh và đặc biệt là
ở vùng biển Khánh Hoà.
. Nuôi thuỷ sản đặc sản : thuỷ sản nước mặn nổi tiếng có Đồi mồi, Trai ngọc, Sò Huyết, Vích... ở ven các đảo lớn ngoài
khơi. Nuôi thuỷ sản nước ngọt đặc sản nổi tiếng là nuôi Ba Ba, Lươn, ếch... Trong các mô hình kinh tế gia đình VAC.
Đáp án B
Thế mạnh độc đáo của Đồng bằng sông Hồng trong sản xuất lương thực, thực phẩm là trồng rau, quả có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, do Đồng bằng sông Hồng có một mùa đông lạnh
Đáp án B
Thế mạnh độc đáo của Đồng bằng sông Hồng trong sản xuất lương thực, thực phẩm là trồng rau, quả có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, do Đồng bằng sông Hồng có một mùa đông lạnh.
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng
- Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.
- Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.
- Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.