K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sông Mã là một huyện vùng sâu,vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 100 km. Với diện tích tự nhiên là 1.639,72 km2, dân số khoảng 126.099 người. Sông Mã có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Sông Mã và 18 xã. Cảnh quan thiên nhiên Sông Mã hùng vĩ, nhân dân các dân tộc Sông Mã anh dũng, kiên cường, tất cả những yếu tố đó đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi tới thăm mảnh đất Sơn La (Sông Mã) tươi đẹp với các di tích tiêu biểu. Trong đó, Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã Đây là một cây đa cổ thụ, cành lá sum suê, mọc tự nhiên bên bờ sông Mã, thuộc trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Mường Hung thời kỳ thuộc Pháp là một tổng, bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoang, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sại và Mường Hung, trụ sở Tổng Mường Hung đặt tại trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã ngày nay. Để thực hiện chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thực dân Pháp đã tổ chức ở Mường Hung bộ máy chính quyền hàng tổng, đứng đầu là "phìa", đây thực chất là chính quyền tay sai, bù nhìn của thực dân Pháp. Trước tình hình phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ trong những năm 1944-1945, thực dân pháp đã chỉ đạo phìa Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu, dồn dân đến trung tâm của tổng Mường Hung. Mặt khác chúng tích cực xây dựng đồn bốt, tuyển mộ quân lính. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên quan Pháp, quân địch tại Mường Hung tổ chức nhiều cuộc lùng sục, bắt bớ, giết hại những người đi theo cách mạng, vơ vét của cải, khiến nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La, chính quyền cách mạng lâm thời xã Mường Hung được thành lập. Ngay sau đó, chính quyền lâm thời đã xây dựng đội du kích, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ kháng chiến để đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, bảo vệ chính quyền cách mạng. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sơn La, khôi phục lại bộ máy chính quyền tay sai cũ và điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung. Chúng lùng sục bắt bớ cán bộ kháng chiến và những người tham gia ủng hộ cách mạng, sử dụng những hình thức giết người hết sức dã man như chém đầu, mổ bụng, moi gan, chặt chân chặt tay thả trôi trên Sông Mã, chất củi thiêu sống... Đồng thời chúng tăng cường củng cố đồn bốt và dồn dân ở các vùng từ Nà Nghịu đến Mường Sại về sống tập trung ở quanh đồn để làm bia đỡ đạn cho chúng, ngăn cách giữa quần chúng với cách mạng. Năm 1948, chúng đã bắt 2 đồng chí quân báo là Lò văn Địa, Cầm Văn Lùn và đã hành quyết họ bằng hình thức thiêu sống dưới cây đa Mường Hung. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh, gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung. Thời kỳ này, các cơ sở cách mạng trong vùng cũng bị địch triệt phá như gia đình ông quan “xíp xí” người Xinh Mun, gia đình ông Inh, ông Số, ông Linh đã bị chúng bắt, chặt đầu rồi thả xác trôi sông. Tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với nhân dân Mường Hung chất cao như núi. Theo số liệu thống kê, trong thời gian này chúng đã giết hại 16 cán bộ chủ chốt, 9 đồng chí bộ đội và 365 người dân lương thiện. Do không chịu được cảnh đói khát, bệnh dịch tra tấn, đánh đập và lao động khổ sai, nhiều người dân vô tội đã chết, có ngày lên tới 20 người. Trước tình hình đó, chính quyền kháng chiến bí mật vận động nhân dân đấu tranh công khai với địch chống khủng bố, đòi thả người lao động cho đi làm ruộng, cứu đói lương thực cho dân. Kết quả của cuộc đấu tranh là địch đã phải nhượng bộ, chúng cho dân làm ruộng từ 8h sáng đến 4h chiều, ứng cứu lương thực cho dân, mỗi gia đình được phát một lon gạo trong một ngày. Mặc dù bị đàn áp, tra tấn, bắn giết rất dã man, nhưng với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp và bọn tay sai bán nước, cán bộ và nhân dân Mường Hung vẫn một lòng theo cách mạng, ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc. Các cơ sở cách mạng vẫn nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ; đội du kích địa phương vẫn bí mật hoạt động uy hiếp quân địch. Địch hoang mang, chúng tăng quân tiếp viện tại bốt Mường Hung. Chúng điều lính khố đỏ từ Mường Lay - Lai Châu về, bổ xung lính phỉ từ Mường Lầm tăng viện cho Mường Hung hòng triệt phá cơ sở kháng chiến đang phát triển mạnh, ngăn chặn khả năng tiến công của bộ đội chủ lực ta. Cùng với khí thế tiến công trên toàn tỉnh, tháng 7/1949, bộ đội chủ lực đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, thường xuyên ngăn chặn đánh địch trên các tuyến đường giao thông, uy hiếp tuyến đường Sơn La - Lai Châu. Ngày 17/7/1949, ta phục kích địch trên đoạn đường Tạ Bú - Mường Bú, chặn đánh quân địch đi khủng bố từ Hua Trai trở về, đã tiêu diệt và làm bị thương 45 tên địch, trong đó có 8 tên Pháp, thu nhiều vũ khí. Ngày 5/8/1949, một đơn vị phục kích địch trên đường Mai Sơn - Bản Kéo bắt sống một sĩ quan Pháp, thu 9 khẩu súng và làm tan rã một trung đội địch. Tháng 9/1949, ta đánh vào Mường Hung, giành thắng lợi. Tháng 11/1949, ta mở chiến dịch Sông Mã nhằm phá vỡ phòng tuyến của địch, mở thông biên giới Việt - Lào và đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ cho chính phủ kháng chiến Lào. Ngày 24/12/1952, nhân dân và du kích địa phương đã phối hợp với quân chủ lực tấn công tiêu diệt đồn Mường Hung, lật đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Trong trận tấn công này, ta đã tiêu diệt 4 tên sỹ quan Pháp, 78 tên lính Dõng, 32 tên phỉ, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, Mường Hung hoàn toàn giải phóng. Sau 7 năm kiên trì kháng chiến đi theo cách mạng (1945 - 1954) bất chấp sự nguy hiểm, đàn áp, khủng bố, chém giết của kẻ địch, nhân dân Mường Hung đã một lòng trung thành với cách mạng, cùng với bộ đội chủ lực lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt được nhiều địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, giải phòng hoàn toàn Mường Hung, nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp của phìa tạo và thực dân Pháp Thời gian trôi qua nhưng tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với nhân dân Mường Hung mãi mãi in đậm trong ký ức của nhiều người dân nơi đây. Cây đa là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đồng thời cũng như một biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên trung, bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng cũng như nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung.

7 tháng 2 2019

1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
2

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
 

10 tháng 2 2019

xao lại sai?

28 tháng 2

2 con thằn lằn con

 

6 tháng 2 2019

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

6 tháng 2 2019

Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.

4 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có cái đẹp ta dễ dàng trông thấy, cũng có cái đẹp khuất lấp, có cái đẹp hiện ngay ra trước mắt nhưng vì một lý do nào đó mà ta vô tình quên lãng. Dòng sông quê hương ngày ngày trở phù sa bồi đắp cho ruộng vườn quê hương thêm xanh tốt chính là một trong những vẻ đẹp của quê hương tôi.

Con sông quê tôi hiền hoà lắm. Màu nào, sông cũng lững lờ trôi như thể ngắm thật sâu, thật kĩ vẻ đẹp của quê hương mình vậy. Nước sông lững lờ trôi.

Mùa xuân, khi vạn vật đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và ở bên kia bờ sông cũng thế. Mùa xuân, nước sông trong lắm, chỉ nổi gợn sóng li ti, thậm chí đứng trên bờ tôi còn có thể nhìn thấy những chú cá tung tăng bơi lội ở phía dưới.

Rồi khi hè sang, những tia nắng chiếu xuống mặt sông s nước sông ánh lên một màu vàng nhẹ. Những bác nông dân đi gặt về, giữa cái nắng oi nồng của mọi hè, khi ngày tàn, lại dừng chân nơi dòng sông ngồi nghỉ cho mát. Những đứa trẻ thơ ngày ngày ra dòng sông tắm, nước sông chảy trên người chúng như là quê hương đang nuôi lớn chúng từng ngày, từng năm. Những cây tre bên bờ soi bóng xuống như hình ảnh của những người thiếu nữ đang chải tóc, đang phô diễn vẻ đẹp của mình cho mọi người.

Thu về, nước sông không còn ánh lên màu vàng của nắng nữa. Cây bàng mùa thu thay la, những chiếc lá bàng đỏ in bóng xuống dòng sông khiến một góc dòng sông chuyển sang màu đỏ. Những chiếc lá rơi trên dòng sông quê khiến dòng sông như khoác trên mình một tấm sặc sỡ màu sắc. Khi ấy, dòng sông mới điệu làm sao!

Đông về, những cây cối ven sông đã dần rụng hết lá, chỉ còn lại trơ trụi. Dòng sông khi ấy lạnh hơn, nó mang một sắc thái của mùa đông quê hương. Không rạo rực, sôi nổi như khi hè đến mà dường như có cái gì đó thâm trầm. Và dòng sông như thế có phải là muốn nhắc nhở chúng tôi rằng: mùa đông rồi, hãy giữ ấm, đừng nghịch nước vì có thể bị ốm!

Dòng sông không chỉ là vẻ đẹp của quê hương tôi mà còn trở thành nơi se duyên cho bao người. Nó đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của quê hương tôi rồi. Tôi yêu dòng sông như yêu quê hương của mình vậy!

4 tháng 7 2021

Tham khảo:

 

Quê hương là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn, từ thuở nằm nôi ta đã được nghe mẹ hát những bài ca dạy ta yêu quê. Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, em không chỉ yêu mà còn tự hào vì nơi đó có con sông Hương đẹp say lòng người.

 

Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.

 

Em rất yêu dòng sông Hương, đó là một cảnh đẹp làm nên nét đặc trưng của xứ Huế thân thương. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thành công, đi muôn nơi, mang vẻ đẹp của dòng sông này tới mọi người.

11 tháng 4 2022

Tk Quê hương là tất cả những gì gần gũi thân thương nhất mà ai đi xa cũng phải nhơ phải thương phải lưu luyến mãi. Yêu quê hương ta yêu tất cả những gì thuộc về nó. Những người dân chân lấm tay bùn luôn thức dậy đi làm khi binh minh còn chưa đến trên quê hương. Và có lẽ đối với tôi quê hương vào buổi sáng sớm được thể hiện rõ nét nhất.

Đó là một buổi sáng ngày hè, như thường lệ tôi đi học với lũ bạn cùng lớp. Vì nhà khá gần trường nên chúng tôi đi bộ đến trường. Buổi sáng những giọt sương vẫn còn đang đọng lại trên những bông hoa bên đường nhìn như những bông hoa tuyết thật đẹp. Chốc chốc lại thấy những bạn học sinh cùng trang lứa đi nhanh từng đám cùng nhau tới trường. Tiếng nói râm ran trên con đường khiến cho làng quê bé nhỏ tràn đầy sức sống. Trên những tán cây cao đôi con chim đang ca tiếng hát líu lo bắt đầu một ngày mới sau một giấc ngủ dài. Trê từng con xóm nhỏ là các bác các thím chở rất nhiều rau củ quả và thức ăn đem ra chợ bán. Các thím gọi nhau ý ới vang khắp từng ngõ xóm để ra đến chợ. Hi vọng ngày hôm nay các thím sẽ mua may bán đắt.

11 tháng 4 2022

Tick nha

Bài này tớ trả lời rồi nhé cậu xem lại đi nhé:D

15 tháng 8 2021

Chiều buông nhanh, từng ánh nắng tắt dần trên ngọn cây, bụi cỏ. Hoàng hôn đến trong màn tối âm âm rồi chuyển dần sang không gian sáng ngập ánh vàng trong trẻo. Trăng đã lên rồi. Cánh đồng, khu vườn, mái nhà... tất cả đều được phủ ánh sáng mát dịu của ông trăng.

Dưới ánh trăng, mọi vật đều như to lên, cao lớn hơn. Lũy tre làng in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ. Bóng bụi tre in trên mặt đất trông rõ từng cây tre vươn cao, lá tre lay động, bóng lá cũng nhảy nhót theo. Cánh đồng lúa xanh thẫm. Một cơn gió qua, sóng lúa gợn nhẹ, nhấp nhô dưới ánh vàng.

Như cùng hòa hợp với ánh trăng, tiếng côn trùng rả rích cất lên. Tiếng những chú dế nghe từ đâu xa lắm vọng đến. Điệu nhạc vĩ cầm của dế đệm đàn cho bài ca của chú ve sầu. Con đường làng trải rộng dưới ánh sáng vàng. Trên khoảng sân rộng, trẻ con tụ tập chơi đùa, múa hát.

Phụ nữ chẻ lạt, sàng gạo dưới ánh trăng. Họ vừa làm, vừa trò chuyện về mùa màng, về giá cả trong buổi chợ. Tiếng trò chuyện của người lớn lẫn với giọng cười, câu hát của trẻ con và tiếng côn trùng thành một bản nhạc hợp âm cao vang vang khắp xóm làng.

Trăng lên cao hơn ngọn tre, rót ánh sáng vàng óng lên mọi vật. Ánh trăng không còn soi nghiêng mà như chảy ra, tan thành một thứ ánh sáng trong vắt, rưới lên mọi vật. Lũ chó sủa vu vơ và nhảy cẫng lên cùng bọn trẻ. Chó cũng mừng trăng. Trên đường, người làng đi làm ở nhà máy tan ca về muộn, vừa đi vừa nói chuyện râm ran.

Trời về khuya, trẻ con đã đi ngủ. Mọi người thu dọn thúng, lạt, sửa soạn đi ngủ. Ông trăng lúc này đã ở lưng chừng trời. Trăng sáng vằng vặc làm mờ hẳn các vì sao, chỉ có chòm sao Bắc Đẩu là sáng rực. Trên vòm trời trong veo, bát ngát ánh vàng, ông trăng điềm tĩnh ngắm nghía trần gian. Gió nồm hây hây thổi, ru mọi người vào giấc ngủ êm dịu, say nồng.

Em đi xa, vào thành phố mới thấy yêu vẻ đẹp của đêm trăng nơi làng quê, yêu nếp sinh hoạt mộc mạc của người dân quê hương. Thành phố sáng rực ánh đèn màu làm em nhớ quê, nhớ những đêm trăng vui vẻ múa hát hồn nhiên. Em sẽ cố gắng học tốt để đến kì nghỉ hè được theo mẹ về quê.

20 tháng 4 2019

BÀI LÀM

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả (bình minh trên biển ở quê em).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Làng chài quê em là một eo biển nhỏ của huyện, bình minh trên biển bao giờ cũng đến sớm. Đồng hồ chỉ năm giờsáng là vừng đông đã rạng ánh hồng.

b.   Tả cảnh chi tiết:

-     Bãi cát trắng phơi mình dưới nắng mai, triền cát thoai thoải mịn như dải lụa.

Mặt trời ló ra trên mặt biển như một quả bóng hồng.

-     Mặt biển nhuộm màu hồng trên từng ngọn sóng nhấp nhô nhưng nước biển lại có màu xanh lơ.

-     Thuyền đánh cá cập bãi, ngư dân bận rộn đem cá vào bờ.

-     Xa xa, rặng dừa dần dần hiện rõ trong nắng mai, tàu lá dừa vươn tay đón nắng.

-     Trên bờ, lưới đánh cá giăng phơi trải dài dưới nắng.

-     Mùi gió biển mặn nồng thoảng trong mùi lưới cá một vị tanh quen thuộc của làng chài. Đó chính là “mùi vị” của quê hương em, nơi em đã sinh ra và lớn khôn.

3.   Kết luận:

Nêu cảm xúc của em trước cảnh bình minh của biển.

 Mình lập dàn ý bạn thêm vào thôi