c.Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ bánh trôi nước ( đoạn văn có sử dụng 1 đại từ, 1 từ ghép- gạch chân chú thích).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Em tham khảo:
"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình(Từ ghép). Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả(Từ láy) nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ.
Mn ơi mn ghi xong () chú thích sang bên cạnh giúp mình cũng đc ko cần gạch đâu , camon mn !
Em tham khảo:
Trong số những tác phẩm văn học ,bài thơ "Tiếng gà trưa" đã để lại trong em(đại từ) nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ trích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.