K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ko chép mạng thì TỰ LÀM nhá

20 tháng 12 2021

khó gt lắm ! ko phải mik ko muốn giúp nhưng o biết gt thế nào !

21 tháng 12 2021

đồ gốm

không tráng men

đĩa sứ, lọ sành

31 tháng 12 2021

1 GỐM

2 KO TRÁNG MEN

3 ĐĨA SỨ

NHÉ

 

21 tháng 3 2018

Tham khảo bài của mình nhé:

Bài làm

Đầu năm học mới em được mẹ mua cho  đồ dùng học tập, sách vở để bắt đầu một năm học mới vui vẻ.Và trong số đó em thích nhất là chiếc thước kẻ.

Cây thước dài gần hai gang tay của em, còn bề rộng khoảng ba phân, thước được làm bằng nhựa trắng trong rất cứng cáp. Nổi bật trên cây thước là dòng chữ ghi hiệu thước: Kim Nguyên màu xanh càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho cây thước. Thước còn được chia từng xen – ti -mét rất chính xác giúp em đo độ dài dễ dàng. Có thước tiện lợi biết bao! Cùng với cây bút chì thân quen thước giúp em gạch hàng ngay ngắn, vẽ mĩ thuật, đóng khung,…Nhờ có thước nên các bài làm, bài tập của em trông rất ngay hàng thẳng lối và thường được cô giáo khen. Vì thế mỗi khi sử dụng xong em đều cẩn thận cất thước vào trong cặp ở ngăn đựng dụng cụ học tập và em không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn hay làm thước bị trầy xước. Thỉnh thoảng nhìn lại thước vẫn mới như ngày nào em cảm thấy tự hào vì tính cẩn thận của mình.

Em rất thích cây thước này , hằng ngày thước cùng em đến lớp nghe cô giáo giảng bài, cùng em học tập. Em tự nhủ sẽ giữ gìn thước cẩn thận để có thể dùng vào năm học sau.

nhé

10 tháng 3 2018

Tả đồ vật (quạt điện):

Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Kỉ niệm khó quên về tình bạn:

Nhớ ngày hôm đó là một ngày thứ hai đầu tuần, mọi năng lượng như tràn ngập hơn bao giờ hết. Tôi vui vẻ cất bước đến trường thật sớm, ngồi vào bàn học và tận hưởng ngày mới bắt đầu. Khi tiếng trống vang lên, cô giáo bước vào lớp, đi theo sau cô là một bạn mới, cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Ánh ở lớp 5B chuyển sang (chúng tôi là lớp 5D). Bạn ấy là một người rất hiền và dễ thương. Cô giáo đã xếp bạn ấy ngồi cạnh tôi, và nhắc nhở tôi giúp đỡ bạn ấy.

Hai tiết học trôi qua thật vui vẻ, tiếng trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, cả lớp tôi đổ ào ra như ong vỡ tổ. Hôm nay, tôi ngồi yên trong lớp đọc nốt quyển truyện tranh mới mua. Tôi tình cờ nhìn sang bên cạnh Ánh, và thấy Ánh đang chăm chú nhìn tôi, tôi thấy vậy quay sang mỉm cười. Ánh nói “ Đó là quyển truyện tớ rất muốn đọc, cậu có thể  cho tớ xem cùng được không?”. Thì ra đây là quyển truyện mà Ánh thích, thế là tôi và Ánh cùng đọc. Chúng tôi chụm đầu vào đọc một cách chăm chú, lâu lâu lại cười phá lên vì những tình tiết quá gây hài. Thật là vui, từ lúc đó chúng tôi không còn ngần ngại như lúc trước, chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn, kể cho nhau nghe về bản thân cho đến khi tiết học tiếp theo bắt đầu. Hết tiết học cuối, tôi chào Ánh ra về, mà tâm trạng cảm thấy rất vui sướng vì có thêm một người bạn cùng sở thích với mình.

Ngày hôm sau khi đến lớp, tôi đã thấy Ánh ngồi tại đó, tôi vừa bước vào Ánh đã vẩy tay chào mừng tôi, chúng tôi tranh thủ tâm sự với nhau rất nhiều, Ánh có kể qua về gia đình bạn ấy, tôi cảm thấy rất thương Ánh khi nghe những lời tâm sự đó. Tôi vỗ vai Ánh cổ vũ bạn ấy, và hứa sẽ luôn là những người bạn thật sự của nhau. Chúng tôi giúp đỡ nhau rất nhiều trong học tập, tôi yếu môn Văn nên Ánh đã hướng dẫn tôi cách lập dàn ý, cách viết bài và chau chuốt cho từng câu chữ. Ánh hơi kém môn Toán, tôi đã chỉ bạn ấy cách phân tích bài toán, đưa ra hướng giải một cách nhanh nhất. Ánh và tôi cũng thường qua nhà nhau chơi, cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau chăm heo, cho vịt ăn. Tôi còn được nghe bà của Ánh kể rất nhiều câu chuyện thú vị hồi xưa, hai đứa ngồi nghe cứ cười thích thú.

Ánh là một người bạn rất tốt mà tôi vô cùng quý mến. Từ ngày  có Ánh là bạn tôi không ngồi một mình trong lớp nữa, tôi tham gia nhiều trò chơi hơn, và cũng trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Ánh đã cho tôi cuộc sống thú vị hơn.

Trong cuộc sống ai cũng có một người bạn thân, một tình bạn tri kỉ. Tôi luôn trân trọng tình bạn ấy. Cảm ơn Ánh đã trở thành người bạn và ở bên cạnh sẽ chia vui buồn cùng tôi. Hãy mãi mãi là những người bạn tốt nhé Ánh.

22 tháng 3 2018

Bài làm

Hằng ngày em vẫn đến trường bằng cái xe đạp cũ. Chiếc xe đạp ấy là của chị Huệ em đã dùng trong suốt những năm học cấp 2. Nay chị Huệ đã lên lớp 10, chị cho em chiếc xe đạp ấy. Bố em bảo "Con đi tạm chiếc xe này một vài năm. Bao giờ con lên cấp 2 bố sẽ mua cho con cái xe khác".

Chiếc xe tuy cũ nhưng đi rất bon. Có lần, em chủ quan không kiểm tra lại phanh, xe bon quá, nên khi xuống dốc, xe đứt phanh làm em ngã ra đường. Lúc về nhà em rất lo lắng. Bố em bảo: "Hay là từ mai bố đưa con đi học vậy?". Em phải nói mãi bố mới yên tâm và lại cho em đi xe đến trường. Từ đấy, trước khi đi đâu, em đều kiểm tra lại xe cho cẩn thận. Mỗi khi đi học về, em lại lau chùi sạch xe rồi mới dắt con ngựa sắt đó vào nhà.

Tuy nhà em đến trường hơi xa, nhờ có Con ngựa sắt thân thiết này em vẫn đi học đúng giờ. Bây giờ, nhà em chưa có điều kiện mua xe mới, chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng đối với em là một vật quý giá. "Của bền tại người", bố em bảo thế. Em sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe, người bạn thân thiết của em.

Chiếc xe của em được mặc chiếc áo màu đỏ mới đẹp làm sao! Nó là chiếc mi ni Nhật, bố em bảo đây là kiểu xe đạp nữ nên rất phù hợp với dáng con gái chúng em. Xe đã cũ nên có một chút vết xước. Mỗi vết xước ấy chắc có sự tích của nó nhưng em không biết. Khung xe có một thanh võng xuống, trông rất điệu. Đầu xe là hai tay lái trông y như hai cái sừng con hươu cong cong. Cái yên xe tuy cũ nhưng vẫn còn êm lắm. Cái đèo hàng đằng sau bằng sắt trắng, chị em vẫn dùng để cặp sách mỗi khi tới trường, nay không hiểu vì sao nó bị rụng mất một thanh dọc. Lốp xe cũng đã mòn. Hôm trước trời mưa, sợ đường trơn, bố em đã định thay chiếc lốp mới như em vẫn cố đi, vì tin vào tay lái lụa của mình. May mà không có chuyện gì xảy ra. Nan hoa cũng bị gãy một cái nhưng vành không bị đảo, xe vẫn đi tốt vì em không béo như chị Huệ. Bộ xích líp được giấu kín trong hộp, nó không kêu "tách, tách'' như xe mới của các bạn.

15 tháng 9 2016

+ Nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai nhân vật đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng.
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
Ý nghĩa tượng trưng
- Sơn TinhTài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
- Thủy Tinh:Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.

15 tháng 9 2016

- Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Trong bài có sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo: Sơn Tinh là chúa vùng non cao có thể làm các dãy núi, đất cao thêm còn Thủy Tinh thì điều khiển được nước.

- Sơn Tinh: tượng trưng cho sự mong muốn chế ngự thiên tai của ông cha ta và thể hiện cho những điều tốt đẹp.

- Thủy Tinh: tượng trưng cho những cái xấu, sư tàn phá phá hủy thiên nhiên bằng cách dâng nước lên cao.

20 tháng 12 2017

 Dàn ý tả chiếc cặp sách.

I. Mở bài :

 - Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

II. Thân bài :

a) Tả bao quá t chiếc cặp sách :

- Chiếc cặp có quai đeo

- Làm bằng vải da

- Hình khối hộp chữ nhật

- Màu xanh tươi và xanh thẫm

b) Tả chi tiết từng bộ phận :

- Nắp cặp và mặt trước:

+ Màu xanh tươi có hình trang trí.

+ Đường viền cặp màu vàng.

+ Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.

+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

+ Quai da den để xách.

+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.

+ Công dụng của từng ngăn,...

III. Kết bài :

- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

20 tháng 12 2017

Tham khảo nha bạn:

=>

I. Mở bài

- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.

- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp sáu.

II. Thân bài

a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài

- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.

- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.

b. Tả từng bộ phận

- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.

- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.

- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.

- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.

- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.

III. Kết luận

Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.

Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận...

19 tháng 4

cứu em

11 tháng 3 2022

Sao ILoveMath sai mà bạn vẫn k vậy ? 

11 tháng 3 2022

À nhầm bạn IMath :)

6 tháng 3 2018

Bên ngoài là một hình chữ nhật nhưng ở trong chứa đựng những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá, các bạn có biết đó là vật gì không? Đó chính là ngôi nhà kiến thức của tôi đấy. Ngôi nhà kiến thức này được mang tên “Tiếng Việt 5, tập hai”.

Ngôi nhà kiến thức này khá đẹp và xinh xắn. Xung quanh ngôi nhà được bao bọc bởi một bức tường rắn chắc. Trên bức tường đó là hình ảnh đồng ruộng, núi non, biển cả và đặc biệt là hình ảnh các bạn học sinh của các vùng miền đang ngồi nói chuyện một cách vui vẻ. Hình như các bạn đang trao đổi để cùng nhau khám phá vẻ đẹp của quê hương đất nước. Trên cùng của bức tường có in hàng chữ ghi nơi có những người “kĩ sư” đã xây dựng nên ngôi nhà kiến thức này: “Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Tiếp đó, một hàng chữ xanh dương và là tên của ngôi nhà: "Tiếng Việt 5 ”, riêng số 5 được mặc chiếc áo đỏ hồng nổi bật hẳn lên. Phía dưới bức tường là dòng chữ trắng ghi địa chỉ sản xuất ngôi nhà này và nhiều ngôi nhà khác nữa: “Nhà xuất bản Giáo dục”. Phía sau ngôi nhà có một bức tường khác trắng tinh, bên dưới có đánh mã số, chính là địa chỉ của ngôi nhà đấy, các bạn ạ! Để ngôi nhà được sạch sẽ và lúc nào cũng như mới, tôi đã mặc cho nó một chiếc áo bằng ni lông trong suốt.

Khi mở cánh cửa ngôi nhà, bạn sẽ thật ngạc nhiên vì có mùi hương nhè nhẹ bay ra. Chao ôi! Những tờ giấy trắng tinh, những dòng chữ duyên dáng, những hình ảnh sống động, đã điểm tô cho ngôi nhà một vẻ đẹp có sức quyến rũ đến lạ thường. Ngôi nhà được thiết kế theo từng chủ điểm. Mỗi chủ điểm được học trong ba tuần. Trong mỗi tuần, các phân môn của môn Tiếng Việt được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Tập đọc giúp tôi biết đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu. Chính tả giúp tôi viết đúng và đẹp văn bản. Nhờ có luyện từ và câu mà tôi biết thêm nhiều từ ngữ, biết cách dùng từ và viết câu dúng ngữ pháp. Tập làm văn luyện cho tôi cách nói hay, viết hay. Kể chuyện thì kích thích lòng ham đọc sách của tôi. Ngôi nhà đã đi cùng tôi suốt học kì hai của năm học cuối cấp này, giúp tôi mở mang kho tàng kiến thức.

Ngôi nhà đã trở thành người bạn thân thiết cùa tôi tự bao giờ, tôi cũng không biết nữa. Tôi quý nó, tôi yêu nó cũng như tôi luôn trân trọng những kiến thức nó đã mang đến cho tôi. Ngôi nhà này sẽ mãi là bạn của tôi cho dù năm học kết thúc.

6 tháng 3 2018

Mẹ mua cho em hộp bút chì màu rất tốt. Hộp chì màu giúp em đạt điểm cao trong môn vẽ, trang trí. Nó còn giúp em học toán: nếu em chưa nhìn rõ hình, dùng bút chì màu tô từng ô hình sẽ phát hiện các kiểu hình chồng lên nhau. Vào những ngày lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một hay những lúc tham gia phong trào thi vẽ, hộp chì màu giúp em hoàn thành tác phẩm mĩ thuật của mình để dự thi và dâng tặng các thầy cô giáo. Hộp chì màu còn được các anh chị của em mượn để tô màu bản đồ địa lí. Em rất yêu thích hộp chì màu của em.