ai oán có khác oán hận ko
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 9: Dòng nào chứa trạng ngữ trong câu sau:
“Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng
Bạn vừa nhắm mắt cừa mở của sổ
Và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì
Khu vườn là món quà vô tận của tôi
Câu 10: Trạng ngữ ở câu trên biểu thị điều gì?
Nguyên nhân Mục đích | Thời gian Cả a, b, c |
Câu 13: Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào đóng vai trò trạng ngữ
Mùa xuân của tôi là mùa xuân đẹp nhất
Tự nhiên như thế ai cũng yêu mến mùa xuân
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
Mùa xuân! Mọi vật như có sự đổi thay kì diệu
Câu 14: Câu nào dưới đây không phải là thành ngữ:
Ếch ngồi đáy giếng
Chó ăn đá, gà ăn sỏi
Nhất thì, nhì thục
Nồi nào úp vung nấy
Câu 15: Có thể phân loại trạng ngữ dựa trên cơ sở nào?
Theo nội dung mà chúng biểu thị
Theo vị trí của chúng trong câu
Theo thành phần chính mà chúng đi kèm
Theo mục đích nói của câu
Câu 18: Từ “long lanh” thuộc kiểu từ láy nào?
Láy âm
Láy vần
Láy toàn bộ
Cả A và B đều đúng
Câu 19: Nghĩa của từ láy sau đây tăng hay giảm về sắc thái so với tiếng gốc tạo ra nó: nhanh và nhanh nhẹn
aTăng B. Giảm
Câu 20: Nhận định nào đúng nhất về từ đơn:
Gồm 1 tiếng
Gồm 1 tiếng, có nghĩa
Gồm 1 tiếng trở lên
Cả B và C đều đúng.
I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2, Thân bài
* Bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.
- Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh".
=> Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta.
- Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng.
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
=> Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc.
- Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
3, Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ
- Tình cảm của em dành cho bài thơ
II, Bài văn tham khảo
Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà lãnh đạo tài ba mưu lược. Hơn thế nữa, ông còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung địa Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta hàng loạt các tác phẩm vô giá trong đó không thể không nhắc đến bài thơ "Bình ngô đại cáo". Tác phẩm đã tố cáo tội ác đanh thép của giặc và thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Điều này được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ thứ hai của bài:
" Vừa rồi
...........
Ai bảo thần dân chịu được".
Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.
Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội. Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi dân tộc. Nếu không có một tấm lòng rộng mở, nếu không có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng). Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực.
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.
Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được ?
Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.
Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.
Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hùng văn (áng văn bất hủ muôn đời). Để rồi văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.
Oán hận trước ách đô hộ của Nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Không đầy một tháng, cuộc khởi ngĩa đã thành công.
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán” vì nó tiếp thu tính chất của dòng nhạc dân gian
Bạn Võ Nguyễn Anh Thư ơi cái này là bài ngữ văn thật nha bạn , chắc bạn mới vào công ty .
TL :
Hai từ này là từ đồng nghĩa
Hai từ này là đồng nghĩa nha bạn anh.