Viết bài văn cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè
ko chép mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Mẹ vắng nhà ngày bão" của Đặng Hiển là một bài thơ hay đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Sau khi đọc xong bài thơ em rất xúc động trước tình cảm gia đình ấm áp yêu thương. Nhan đề bài thơ độc đáo hấp dẫn gợi ra một tình huống đặc biệt: " Mẹ vắng nhà ngày bão". Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng vào ngày bão thì sự thiếu thốn ấy càng tăng lên gấp bội. Bởi lẽ trong gia đình Việt Nam người mẹ có một vim trí rất quan trọng, vừa yêu thương chồng con hết mực vừa chăm lo cuộc sống hàng ngày chu đáo và khi mẹ vắng nhà đó là khoảng thời gian đầy khó khăn và vất vả đối với ba bố con. Cơn bão kéo đến cùng với mưa to gió lớn đã khiến căn nhà bị dột nát, buộc ba bố con phải nằm chung để đỡ lạnh và tránh ướt. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống:" Vẫn thấy trống phía trong / Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế tuy ở xa nhau nhưng người này vẫn nghĩ cho người kia:" Ngix giờ này ở quê / Mẹ cũng không ngủ được". Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn long như lủa đốt khi nghĩ về ba bố con ở nhà, mẹ vừa thương bố con vụng về, củi thì laim ướt khó mà đun nấu được. Tác giả chọn chi tiếtthaatj đặc sắc và sống động nói về cái ăn cái ngử thiết thực của con người làm bối cảnh để làm nổi bật lên tình yêu thương, sự gắn bó vói nhau, nương tựa vào nhau để vượt len những khó khăn về vật chất. Khắc phục hoàn cảnh ba bố con cung cố gắng làm mọi việc, chị em trong gia đình cũng chung tay giúp đỡ, chăm lo cho nhau. Những giây phút đó khiến mỗi người trong gia đình hểu rõ hơn giá trị về sưm đoàn kết và tình yêu thương:" Chị hái lá cho thỏ", " Em chăm đàn ngan", " Bố đọi nón đi chợ" hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu món cá canh chua cho con. Hình ảnh bố đội nón đi chợ thật ngộ nghĩnh, đáng yêu , mà thấm đẫm tình người. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch cảm xúc không gian bừng sáng. Cơn bão đi qua bầu trời trong xanh trở lại đó .à quy luật của tự nhiên nhưng " Mẹ về như nắng mới / Sáng ấm cả gian nhà" là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Hình ảnh so sánh:" Mẹ về như nắng mới" giầu sức gợi hình, gợi cảm. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng và hiểu rộng ra đó là hơi ấm thương yêu tả ra từ lòng mẹ. Mẹ về cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, hạnh phúc, vui mừng. Qua bài thơ em cang cảm thấy yêu mẹ của mình nhiều hơn, trân trọng những giây phút được ở bên gia đình, những người thân yêu của mình ( bàn phím mình bị hỏng dấu chuyển xuống dòng bạn tự tách ý ra để thành bài văn nhé 😊)
Mình gợi ý nhé, bạn bám vào vở ghi đồng thời là khung ghi nhớ ở SGK để viết.
Sẽ có giới thiệu ngắn về tác giả, vị trí vị thứ tác phẩm, chủ đề xoay quanh tác phẩm và mình đi vào cái cảm nhận về tác phầm đó, cuối cùng là chốt nội dung, nghệ thuật cũng như mở rộng.
Đại từ: từ Bác (trong Bác Hồ) cũng là đại từ.
Từ láy: VD hãy chọn những từ như "vi vu", "nhẹ nhàng", "vằng vặc" để miêu tả khung cảnh.
Bài thơ năm chữ ' Sang năm con lên bảy" của Vũ Đình Minh mang giọng điệu như một khúc đồng giao. Người Cha vui sướng nhìn con thơ lớn khôn từng ngày và bước dần vào hành trình tuổi thơ, hành trình tuổi học đường.
"Sang năm con lên bẩy" nghĩa là năm nay con mới chỉ sáu tuổi. Con còn nhỏ bé, ngây thơ và hồn nhiên, con chỉ "lon ton.....chạy nhảy". Tất cả muôn loài là tâm hồn trong sáng và yêu thương của con. Lòng cha dạt dào tình thương mến. Giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha :
Sang năm con lên bẩy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhẩy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
Con sẽ lớn khôn dần. Thế giới thiên nhiên (chim, gió, cây....), thế giới thần tiên, cổ tích với những hoàng tử, cô Tấm, những nàng tiên, ông Bụt, những dũng sĩ, chim đại bàng biết nói..... của miền thơ ấu sẽ trở thành kỉ niệm, hoài niệm, sẽ trở thành " chuyện ngày xửa, ngày xưa....". Sang năm con lên bảy, con sẽ bước vào một hành trình mới với trang sách ngọn đèn, với mái trường, với thầy cô và bạn bé thơ ấu :
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết bói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về dây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xửa, ngày xưa
Chỉ là chuyện ngày xưa
Con sẽ lớn khôn cùng mái trường, cùng trang sách ngọn đèn, tuổi ấu thơ sẽ đi qua "Bao điều bay đi mất/Chỉ còn trong đời thật". Cuộc đời có nhiều vất vả, khó khăn. Hạnh phúc không thể cầu xin mà con phải dành lấy từ hai bàn tay của mình :
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con
"Tiếng người" là bài học cuộc sống, bài học cuộc đời. Hai bàn tay con là tri thức, là lao động sáng tạo. Lời cha nói với con thơ là bài học vô cùng sâu sắc. Có điều, Vũ Đình Minh dùng lời thơ giản dị, dễ hiểu để diễn đạt lời cha dạy con. Lời thơ như nước mát thấm sâu vào tâm hồn con nhỏ.
Hai câu thơ " Sang năm con lên bẩy/ Cha sẽ đưa tới trường" được điệp đã làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào thiết tha, thể hiện tình yêu thương và niềm mong ước của cha đối với con thơ yêu quý.
Niềm hi vọng dạt dào được thể hiện qua bài thơ " Sang năm con lên bẩy"
Con đường tới trường đang chờ đón con thơ.
Tham khảo
Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.
Tham khảo:
Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.
Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
“Dân giàu đủ", cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” gảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói: dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.