Nêu ưu điểm, hạn chế trật tự giao thông ở địa phương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-* Theo em, tình hình an toàn giao thông trên đường bộ rất phức tạp với các vấn đề :
-- Nạn tắc đường trầm trọng ở các thành phố lớn.
-- Nhiều người sử dung đồ có cồn và chất cấm khi trong tham gia giao thông.
-- Không chấp hành luật, nguyên tắc.
* Nguyên nhân gây tai nạn giao thông có con người chiếm 70%, phương tiện và cơ sở hạ tầng chiếm 30%.:
-- Do con người ( cả học sinh) thiếu kiến thức, kĩ năng, ý thức khi tham gia giao thông.
-- Không hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
-- Không nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc an toàn giao thông đường bộ.
* Hậu qua
-- Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương rất cao.
-- Gây ra nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
* Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần:
--Tuân thủ theo luật đường bộ.
-- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
-- Không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn.
Bạn có thể thêm ví dụ nếu thích
Nơi em ở còn tồn tại một số vấn đề về trật tự giao thông sau:
- Vượt đèn vàng, đèn đỏ;
- Không đội mũ bảo hiểm;
- Chở quá số người qui định;
- Đi lên lề đường ....
Từ đó, để đảm bảo chấp hành luật lệ giao thông, em hứa chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định, không đi hàng ba, hàng bốn trên đường, khi có đèn đỏ phải dừng lại, tuyên truyền đến bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
- Mọi người vẫn chưa tuân thủ đúng luật giao thông
- Thường có nhiều thanh niên di xe máy lạng lách, đánh võng.
- Chưa có nhiều cảnh sát gia thông trên đường để chấn chỉnh.
Những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông:
- Tham gia chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định
- Không đi hàng ba, hàng bốn; chở ba, chở bốn trên đường
- Khi có đèn đỏ phải dừng lại, khi có đèn xanh mới được đi.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
Học sinh liên hệ thực tế tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở, mọi người có chấp hành đúng luật lệ giao thông không, Nơi giao nhau, đường bộ đường sắt người đi đường đã tuân thủ đúng luật lệ giao thông chưa...
Từ đó, em hãy viết ra những việc em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông: Tham gia chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định, không đi hàng ba, hàng bốn trên đường, khi có đèn đỏ phải dừng lại, tuyên truyền đến bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
- Các phương tiện giao thông phổ biến được sử dụng ở địa phương em là: xe máy, xe ô tô
- Ưu điểm:
+ Giúp con người di chuyển nhanh chóng, thuận tiện.
+ Giá thành trung bình, mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng
- Nhược điểm:
+ Gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.
+ Người điều khiển các phương tiện cá nhân chưa cẩn thận gây ra những tai nạn nguy hiểm.
Chúng ta phải thực hiện trật tự, an toàn giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông thời gian vừa mỗi ngày mỗi tăng cao, nhất là xe tải xe buýt gây tai nạn rất nhiều do đó phải thực hiện trật tự an toàn giai thông để giảm thiểu tai nạn giao thông.
+ Đi sai đường, lấn chiếm vỉa hè
+ Chở quá nhiều người trên một phương tiện
+ Đi dàn hàng ngang dễ gây tai nạn
+ Đánh võng, bốc đầu trên đường đi
Chính sách quốc phòng, ngoại giao.
a. Chính sách quốc phòng:
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ
- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch: ba suất đinh lấy một suất lính.
- Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn.
b. Chính sách ngoại giao:
- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.
Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của người dân, như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, tình trạng vi phạm còn phổ biến hơn. Tại đây, đa số người dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Khi được hỏi, mỗi người đưa ra một lý do: nhà gần, đi loanh quanh trong thôn, xóm mà, có công an đâu mà đội…
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là, ở vùng nông thôn có không ít trẻ em chưa đến tuổi được phép điều khiển xe máy vẫn vô tư điều khiển xe máy chạy trên đường. Các em không chỉ điều khiển chạy xe một mình mà còn chở 2, chở 3. Chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ cũng biết các em chưa đủ tuổi nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển, bởi không ít bậc cha mẹ cho rằng ở nông thôn lượng xe tham gia giao thông ít nên không dễ xảy ra tai nạn đâu mà sợ(!).
Tình trạng thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy điều khiển phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng là vấn đề đáng báo động.
Một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông ở vùng nông thôn nữa là vẫn còn những chiếc xe độ chế tham gia giao thông. Xe máy độ chế được người dân sử dụng không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, nẹt pô... khiến nhiều người đi đường cảm thấy “rợn tóc gáy”.
Qua tìm hiểu ở ngành chức năng và chính quyền địa phương cơ sở, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đã vận động, tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sửa chữa xe máy cam kết không nhận, sửa chữa, độ chế các loại xe. Hầu hết các cơ sở đều cam đoan và ký vào bản cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sửa chữa xe máy ở các xã vùng sâu vùng xa vẫn sửa chữa, độ chế xe và tình trạng xe độ chế được người dân sử dụng không những không giảm mà còn gia tăng…
Cần phải nhìn nhận rằng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôn ở vùng nông thôn phổ biến, ngoài ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thì một phần do lực lượng chức năng rất ít quan tâm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại địa bàn này. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân. Chính vì thế, nguy cơ mất an toàn giao thông ở vùng nông thôn vẫn ở mức cao.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thôn; thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đi xe máy tuân thủ tốc độ quy định; đã uống rượu bia thì không lái xe...
Để người dân có thể chuyển biến nhận thức và hành động, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, gắn với các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của thôn, làng… Ngoài ra, ở mỗi thôn làng cần thành lập các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông lấy thành phần nòng cốt là trưởng thôn, già làng, bí thư đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ và công an thôn... để làm công tác tuyên truyền vận động người dân.
Về lâu dài, cũng cần đưa việc thực hiện chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào hương ước, quy ước của thôn làng, đồng thời lấy đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xét công nhận gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa… từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ở vùng nông thôn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn…
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng ở địa phương cơ sở khu vực nông thôn (công an xã, dân quân tự vệ…) và sự phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thôn trên địa bàn… Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giao thông ở vùng nông thôn diễn ra an toàn, tính mạng và tài sản của người dân được bảo đảm./.
không cần dài quá đou