K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2019

a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:

- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".

- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.

- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."

- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.

c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:

- tay phải cầm búa

- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng

- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau

- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng

- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười

3 tháng 3 2023

a)

Bài

Tên nội dung chính phần tiếng Việt

1

Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết tình về một vấn đề xã hội)

2

Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ)

3

Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người hác từ bỏ một thói quen hay một quan niêm; thảo luận

về một vấn đề có những ý kiến khác nhau)

4

Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và

thảo luận về một địa chỉ văn hóa)

b)

Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập

Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập

Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê

=> Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.

c)

- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa

29 tháng 8 2023

a.

Bài

Tên nội dung chính phần tiếng Việt

1

Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết trình về một vấn đề xã hội)

2

Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ)

3

Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau)

4

Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)

b.

Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập

Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập

Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê

→ Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.

c.

- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

22 tháng 10 2019

Nội dung chính
Câu chuyện nói về nghệ sĩ A-ri-ôn với đàn cá heo. Ông ca hát hay và giành nhiều giải thưởng. Khi bị bọn cướp hại, ông đã hát và khiến đàn cá heo say mê. Đàn cá cứu ông. Bọn cướp cuối cùng bị trừng trị. Con người tưởng nhớ tình cảm của cá heo nên khắc hình cá heo cõng con người lên đồng tiền.

22 tháng 10 2019

Trl :

Câu chuyện nói về A- ri - ôn và đàn cá heo đó .

- Cách đối xử của đám thủy thủ đối với A-ri-ôn thể hiện sự tham lam, độc ác, coi trọng vật chất hơn sự sống của con người. Hơn nữa đây lại là người tài ba.

- Cách đối xử của đàn cá heo đối với người nghệ sĩ A-ri-ôn thể hiện sự quý trọng con người, biết giúp người bị nạn, biết thưởng thức tiếng hát hay của nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn.

3 tháng 1 2023

Bé tập đan theo chị - Từ hai bàn tay hai chị em đan những mũ cho bé, khăn cho bà, áo cho mẹ, cho cha lần lượt hiện ra. Mỗi một mũi đan đều là tình cảm mà hai chị em dành cho những người thân trong gia đình mình. Mũ đỏ cho bé, khăn đen cho bà, áo đẹp cho mẹ, áo ấm cho cha đó là những món quà vô giá được làm từ bàn tay bé nhỏ của hai chị em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Bài

Tên nội dung phần tiếng Việt

1

Sửa lỗi dùng từ

2

Sửa lỗi về trật tự từ

3

Sửa lỗi dùng từ

4

Cách trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

 
10 tháng 12 2023

                            **Tham khảo**

Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.

Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.

10 tháng 12 2023

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Chúc bạn học tốt

Nhớ tick nha

 
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Đôi cánh của Ngựa TrắngNgày...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)

A. Dạy con phi nước đại.

B. Dạy con hí vang.

C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.

D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.

Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5 điểm)

A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.

B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.

C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.

D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.

Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)

A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.

B. Biết rống vang rừng như Sói xám.

C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.

D. Được bay như Đại Bàng.

Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5 điểm)

A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.

B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.

C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.

D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.

Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.

B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.

C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.

D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.

Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. (1,0 điểm)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm) (Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)

a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).

b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.

Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.

B. Con phải đi xa cơ.

C. Mẹ đừng có mà giữ con.

D. Mẹ phải cho con đi xa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.

0
28 tháng 10 2018

Nhà bác Hoa ở ngay cạnh nhà tôi.Bác rất hiền và yêu trẻ con .Đôi lúc bác đi chơi xa lại mua cho tôi quyển truyện hay cái bút.Có lần tôi sang nhà bác  chơi thấy lọ hoa đẹp quá nên tôi đã cầm nó lên bỗng :"Choang,bác chạy vào thấy bình hoa đã vỡ bọn trẻ con sợ hãi riêng tôi cũng vậy.Bác hỏi nhẹ nhàng:"Ai đã làm vỡ cái bình hoa này?".Tôi liền xin lỗi bác và bác đã tha thứ cho tôi nhưng tôi thì tự nhủ:'Lần sau khi chưa có sự đồng ý thì không nên đụng vào đồ của người khác'

28 tháng 10 2018

Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.

        Hok tốt

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:  Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.C. Chuyện về các loài cây. Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:

 

Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?

A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.

B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.

C. Chuyện về các loài cây.

 Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?

A. Cây quỳnh, cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.

C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

 Câu 3: Chú chim lông xanh biếc đã làm gì trên ban công nhà bé Thu?

A. Ngắm cây trên ban công, bắt sâu cho cây .

B. Bắt sâu , rỉa cánh rồi ngắm cây.

C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.

 Câu 4: Chú chim về đậu trên ban công làm Thu rất vui. Vì sao vậy?

A. Vì Thu đã được nhìn thấy một loài chim đẹp.

B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.

C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.

 Câu 5:  Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?

 Đất lành chim đậu có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân

 Câu 6:  Đọc bài văn trên em cảm nhận được điều gì?

Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

 

Câu 7: Từ "xuân" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.

B. Một sớm đầu xuân, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc.

C. Em rất yêu mùa xuân.

Câu 8: Dòng nào chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

A. sung sướng, bất hạnh, mãn nguyện.

B. mãn nguyện, bất hạnh, khốn khổ.

C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.

Câu 9:.  Cho câu văn:  “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Ghi lại động từ và tính từ có trong câu văn trên.

Động từ là: ………………………………………………

Tính từ là:…………………………………………………………………..

 Câu 10. Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân -kết quả nói về  ban công nhà bé Thu.

-Vì vườn nhà bé Thu không có chim nên lann bảo đó không phải là vườn.

Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong bài:……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? : “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!”

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 13: Câu hỏi: “Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?” được dùng với mục đích gì?

............................................................................................................................................................

Câu 14: Gạch chân các đại từ có trong các câu sau:

– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

Câu 15: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.”

a. Từ “râu trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gôc hay nghĩa chuyển:…………………….

b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên:

CN:………………………………………………………………………………………………….

VN:………………………………………………………………………………………............

0