K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Tham khảo :

 

Kết luận về các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng năng lượng sạch. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng. Hạn chế hoạt động đốt cháy

14 tháng 12 2021

Tham khảo

Kết luận về các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng năng lượng sạch. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng. Hạn chế hoạt động đốt cháy.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số biện pháp để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp mà các gia đình thường sử dụng là:

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.

- Dùng điều hòa và máy lọc không khí tại nhà (Chú ý: Thường xuyên bảo dưỡng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại).

- Hạn chế các hoạt động như: hút thuốc lá, đốt than củi,…

- Trồng cây xanh xung quanh nhà ở và tham gia các hoạt động trồng cây ở địa phương

24 tháng 7 2023

- Để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp gia đình em thường sử dụng biện pháp sau:

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch, đẹp

+ Không hút thuốc lá

+ Trồng cây xanh

+ Hạn chế sử dụng xe máy

26 tháng 10 2023
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ko khíHộ gia đình: Không khí ô nhiễm cũng đến từ một phần sinh hoạt của các hộ gia đình. Ví dụ như nấu nướng bằng than, củi… sẽ giải phóng rất nhiều khói bụi vào môi trường. Hoạt động công nghiệp: Các loại khí thải độc như CO2, SO2, CO, NOx…, khói, bụi từ các xí nghiệp, nhà máy gây ra ô nhiễm không khí diện rộng. Đặc biệt, các nhà máy ở gần thành phố đã làm giảm chất lượng không khí tại nơi đây. Ngoài ra, trong quá trình xử lý khí thải không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và thậm chí gây ra hiện tượng mưa axit. Giao thông vận tải: Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Lượng khí thải (Bụi, CO…) từ các phương tiện vận chuyển, đi lại như xe máy, ô tô…xả ra môi trường rất nhiều. Với lượng lớn như vậy, chúng có thể gây ra kích ứng phổi, mắt, các vấn đề liên quan đến gan, máu. Nông nghiệp: Các hoạt động như đốt rơm rạ, đốt vườn… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đồng thời, việc lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ đã khiến ô nhiễm không khí ngày một tăng cao. Chất thải: Không khí ô nhiễm một cách nặng nề là do khói khí đốt từ các loại rác thải, chất thải. Các chất này sẽ không phân hủy mà tồn đọng lại và gây ra các vấn đề ô nhiễm khác.Công nghiệp quốc phòng: Đối với một số nước, các hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân hay tên lửa đã và đang làm cho thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay đáng báo động. Hay các hoạt động sản xuất lò rèn, lò đốt rác thải, xây dựng công trình cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí. Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất: Các hoạt động xây dựng chung cư cao tầng, các cao ốc đã mang đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hơn nữa, khi vận chuyển nguyên vật liệu cũng sẽ vương vãi ra đường, gây nguy hiểm cho người đi đường và lâu dài sẽ sinh ra lượng khói bụi bẩn ra môi trường. Cách khắc phụcHạn chế khí thải CO2, trồng nhiều cây xanh: Sử dụng ứng dụng công nghệ xanh vào trồng trọt, nông nghiệp, lâm nghiệp. Trồng cây xanh ở các khu đông dân cư và phủ xanh đồi trọc để hấp thụ các chất độc hại và CO2. Và trong nhà nên có các loại cây thanh lọc không khí như cây tuyết tùng, cây lưỡi hổ, cây thường xuân…Giảm lượng khí thải của phương tiện tham gia giao thông: Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng để giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường mỗi ngày. Và cấm các loại xe đã cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khi lưu thông. Xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn: Không vứt rác bừa bãi, xử lý rác thải đúng cách và đạt yêu cầu trước khi xả ra môi trường. Hạn chế hoá chất trong lâm – nông nghiệp: Sử dụng những công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, biện pháp sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp thay vì dùng các chất hóa chất độc hại. Hạn chế vật liệu đốt: Không sử dụng các nhiên liệu đốt cháy như củi, than, lò sưởi, thuốc lá… để khắc phục được tình trạng không khí ô nhiễm. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Khuyến khích người dùng tìm hiểu kỹ về vấn đề ô nhiễm môi trường, sử dụng những nhiên liệu sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Hay dùng các thiết bị tiết kiệm điện, không thải các chất độc ra ngoài môi trường.

 

21 tháng 4 2019

Đáp án C

5 tháng 5 2017

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...

Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông ... để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,...

Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

TK:

- Không khí bị ô nhiễm tác động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thực vật và đặc biệt là con người. Nó phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử,….

- Chúng ta phải giảm khí thải trong đời sống hàng ngày (phương tiện giao thông) và trong công nghiệp (nhà máy, lò đốt,…) trồng nhiều cây xanh,…

22 tháng 2 2022

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

Công nghiệp và nông nghiệp. Khói, bụi, khí thải từ các nhà máy công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. ...

Giao thông vận tải. ...

Hoạt động quân sự ...

Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất. ...

Sinh hoạt. ...

Việc thu gom rác thải, xử lý rác thải.

2. Hậu quả gây ra do ô nhiễm không khí?

Tác hại trực tiếp: Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng…. Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác.

3. Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...

Sử dụng năng lượng sạch. ...

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...

Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ...

Trồng cây xanh.

22 tháng 2 2022

1.

  • Ô nhiễm từ gió bụi: Gió là một trong những nguyên nhân gây ra và lan truyền ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí thải ô nhiễm có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm kilomet. Sự ô nhiễm cũng theo đó mà lây lan ra theo diện rộng.
  • Bão, lốc xoáy: Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Vì vậy, nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, những trận bão cát thường mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
  • Cháy rừng: Đây là nguyên nhân khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều. Vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
  • Núi lửa phun trào: Khi có sự phun trào của núi lửa thì một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.
  • Thời điểm giao mùa: Đặc biệt vào thời điểm các tháng 10-11, là thời điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Gây nên hiện tượng cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Đến gần trưa, lớp sương mới tan nên chất lượng mới được cải thiện. Trong trường hợp này, phải chờ khi nào có các đợt không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc thì chất lượng mới được cải thiện.

 2. Tác hại trực tiếp: Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng…. Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác.

3. 

  1. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...
  2. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...
  3. Sử dụng năng lượng sạch. ...
  4. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...
  5. Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ...
  6. Trồng cây xanh.