tại sao phải học?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- học là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.
- học để có hiểu biết , để có thể phát huy các truyền thống đẹp của dân tộc , để giúp cho đất nước ngày một tươi đẹp và có thể vượt ra ngoài Đông Nam Á.
- thời gian tiếp thu kiến thức nhanh nhất vẫn luôn là thời gian khi còn trẻ .
- phải học một cách tích cực , đúng nghĩa với từ học hành .
tk Chúng ta cần học môn lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
Tk
– Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc, do đó các nhà trường đều chú trọng phương pháp giảng dạy tốt, khơi gợi đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh cho các em
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc, do đó các nhà trường đều chú trọng phương pháp giảng dạy tốt, khơi gợi đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh cho các em
Chúng ta đi học để biết nhiều thêm kiến thứ
Học có nhiều kiến thức thì ta dùng chính nó để giúp ích cho cuộc sống
tk nha và tặng bạn
Học để làm người, học để biết, học để sống, học để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình và người khác nữa...
Học để độc lập. Chúng ta thu nhận kiến thức để trưởng thành và trở thành một con người độc lập về tài chính và suy nghĩ. Nếu bạn phụ thuộc vào bố mẹ, bạn sẽ phải mua chiếc áo mà bố mẹ bạn thích. Nhưng nếu bạn độc lập, bạn sẽ mua chiếc áo đó theo ý bạn muốn. Chỉ khi có độc lập, bạn mới được tự do sống, suy nghĩ và hành động bằng cách của bản thân mình. Chỉ khi có độc lập, tự do bạn mới trở thành người hạnh phúc. Mỗi người sẽ có một “công thức” hạnh phúc của riêng mình. Có người lựa chọn “mòn gót” ở giảng đường đại học để hạnh phúc. Cũng có người lựa chọn bơi ra trường đời để hạnh phúc. Nhưng dù ở đâu, để hạnh phúc, bạn nhất định phải học.
Học để trưởng thành. Khi học tiểu học, bạn học “i”, “tờ” để nhìn nhận và gọi tên được cuộc sống. Lớn hơn, bạn học tập để biết ước mơ và lựa chọn nghề nghiệp. Sự học không chỉ gói gọn trong 16 năm ngồi ghế nhà trường. Khi đi làm, bạn càng cần thiết phải học. Bạn sẽ khao khát được học tập từ đồng nghiệp, người quản lí, đối tác thậm chí học tập chính đối thủ của mình. Học tập chính là quá trình để mỗi người trưởng thành. Ngày hôm nay thấy mình trưởng thành hơn ngày hôm qua, đó là cảm giác hạnh phúc.
Học để biết yêu. Nếu bạn cho rằng tình yêu là bản năng thì bạn đã sai rồi. Tình yêu cũng cần phải học. Cha mẹ yêu con là bản năng. Nhưng không phải tình yêu nào cũng là chiều chuộng. Cha mẹ cũng cần học để biết yêu con đúng cách. Học tập cũng như thế! Học chính là con đường duy nhất để bạn hạnh phúc. Và bản thân quá trình cũng học tập cũng là quá trình hạnh phúc!
Học vui !
^^
Dưới đây là một số lợi ích chung của việc học Mỹ Thuật:
- Học Mỹ Thuật giúp phát triển khả năng sáng tạo, tưởng tượng và thẩm mỹ của con người. Đây là những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và công việc hiện đại1.
- Học Mỹ Thuật giúp nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử và xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Đây là cách để hiểu biết và tôn trọng sự đa dạng và phong phú của nhân loại1.
- Học Mỹ Thuật giúp rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát và phân tích. Đây là những kỹ năng cần thiết để tạo ra các sản phẩm mỹ thuật chất lượng và có giá trị2.
- Học Mỹ Thuật giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật tạo hình, như hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc… Đây là những ngành có nhu cầu cao và thu nhập hấp dẫn trong thời đại công nghệ3.
Đó là một số lợi ích của việc học Mỹ Thuật. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn tham khảo bên dưới. Hy vọng câu trả lời này có ích cho bạn. 😊
Đầu tiên, bộ môn Mỹ thuật sẽ giúp trẻ em phát triển cả hai bán cầu não. Với việc thực hành mỹ thuật, (xin phép chưa bàn tới việc trẻ thể hiện qua vẽ, nặn hay cắt dán) trẻ qua quan sát, suy nghĩ đã tự nhiên yêu thích màu sắc, các chuyển động, cao thấp, to nhỏ… để giúp phát triển bán cầu não phải (nơi hình ảnh và cảm xúc phát triển).
Và với việc lưu giữ những kiến thức trực quan đó, trẻ so sánh, tư duy khoa học và thể hiện những tính chất trực quan đó trong tác phẩm của mình.
Điều này là cực kì quan trọng, nếu chúng ta nhìn lại về việc chúng ta luôn so sánh trong cuộc sống về tất cả sự vật, sự việc (nhưng chưa đưa hoặc chưa đưa đủ những so sánh đó vào trong công việc của chúng ta) và lưu vào kho tri thức ở bán cầu não trái.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tiếp xúc sớm với mỹ thuật có tư duy logic, toán học, ngôn ngữ rất tốt, khả năng lập luận, so sánh và trình bày khá thuyết phục so với những trẻ ít hoặc không tiếp xúc với mĩ thuật sớm và rèn luyện thường xuyên.
Thứ hai, khi học bộ môn Mỹ thuật, trẻ em có dịp tiếp xúc, phát triển kỹ năng sử dụng và kết hợp với nhiều loại dụng cụ khác nhau (không chỉ học cụ) như chì màu, sáp dầu, phấn, kéo, dao nhựa, khuôn, con dấu, dây…
Ở đây, các dụng cụ khác nhau cho phép các bé hoạt động không chỉ cổ tay như khi viết bằng bút, phấn mà trẻ có thể linh hoạt sử dụng cơ thể để sử dụng các công cụ đó bằng cả 2 tay, 2 chân, miệng,…(chưa kể toàn thân trong các giờ thiết kế thời trang).
Và các dụng cụ của bộ môn khác các bé cũng có thể sử dụng khi sáng tạo. Ví dụ như khi ta thấy trẻ vẽ và chơi với các đồ chơi trên cát. Khi lớn hơn, người giáo viên Mỹ thuật có thể thông qua lợi ích này để dạy cho trẻ biết gõ đúng cửa nhờ đúng người.
Thứ ba, khi sử dụng nhiều dụng cụ như vậy, tất yếu là các bé sẽ sử dụng nhiều loại chất liệu, thấy được các tính chất, cái hay-dở của các loại chất liệu.
Nhưng, quan trọng hơn cả là khả năng phân tích sự khác nhau, sự phù hợp của các loại chất liệu, dụng cụ để kết hợp chúng với nhau. Đây cũng là tiền đề của việc dám nghĩ dám làm, tư tưởng dám kết hợp sự phù hợp-không phù hợp, các mặt lợi-hại của chất liệu (kỹ năng này phát triển rất tốt ở trẻ em lứa tuổi lớp 4 trở lên).
Và khi trẻ lớn hơn, đây cũng là một kỹ năng mà người giáo viên có thể hướng dẫn trẻ khi trẻ hoạt động nhóm, lãnh đạo nhóm (teamwork, teamleader).
Thứ tư, khi học Mỹ thuật, trẻ em sẽ hình thành kỹ năng phản ánh, chuyển hóa (sau khi liên kết các tính chất, hình ảnh,…) các hình ảnh hiện thực thành các hình tượng, biểu tượng trong não, từ đó thể hiện qua tác phẩm.
Và với kỹ năng này, trẻ em sẽ dám suy nghĩ, liên tưởng vượt qua những giới hạn hiện thực, tư duy logic mà xã hội, hiện thực khách quan phản ánh vào não trái của mình.
Và từ đó, lợi ích thứ năm khi trẻ học Mỹ thuật chính là việc bé phải phán đoán, thực nghiệm tìm ra câu trả lời cho bản thân để thể hiện qua tác phẩm của mình.
Ở trong cùng một sự vật, sự việc, trẻ có thể thực nghiệm cả hai, ba hay thậm chí nhiều hơn các tính chất của sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ như: cá voi sẽ có con màu đỏ, xanh, vàng,… và màu nào sẽ đẹp khi vẽ trong bức tranh này, không bắt buộc phải là con cá voi xanh.
Mỹ thuật là phán đoán và trải nghiệm của trẻ chứ không phải là phạm trù mà các quy tắc của hiện thực, người lớn chiếm ưu thế (tuy nhiên, điều này không đúng với các giáo viên giảng dạy áp đặt).
Từ đó, lợi ích thứ sáu của trẻ là bé rộng mở lòng mình hơn, chấp nhận có nhiều hơn một câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống thực tế. Ví dụ như khi chúng ta hỏi một bé biết quan sát, so sánh và không bị áp đặt từ trước bởi định kiến của người lớn, xã hội (dạy trước chữ O, số 0) về một hình tròn, chúng ta sẽ có những câu trả lời thú vị như: ông mặt trời mà thiếu nắng, đồng hồ, vòng tròn,…tất nhiên người lớn phải hỏi bé liên tục“Gì nữa con?”.
Lợi ích tiếp theo, rất quan trọng cho bất cứ ai trong chúng ta chứ không chỉ với trẻ em, đó là khả năng chấp nhận thay đổi mục đích ban đầu, có khả năng thay đổi mục tiêu của mình. Ở đây, không phải là thấy mục tiêu xa quá thì bỏ đi, mà là khi đến một ngã rẽ, có mục tiêu tích cực thì ta thay đổi theo hướng tích cực.
Và mục tiêu tích cực đó là kết quả từ việc tư duy và thực nghiệm của trẻ trong quá trình đi đến mục tiêu ban đầu (dù mục tiêu ban đầu có đạt hay không). Một ví dụ khác, trẻ định vẽ con cá voi màu xanh nhưng thấy cá voi màu tím hợp hơn thì dùng màu tím. Hay như các phát minh tình cờ của nhân loại cũng vậy, tất nhiên là ở một tầm cao hơn hẳn nhưng vẫn là chấp nhận việc thay đổi mục đích.
Lợi ích thứ tám của việc học Mỹ thuật là trẻ sẽ biết rằng sự khác biệt nhỏ có thể tạo ra những tác động lớn. Như khi trẻ vẽ các quả táo màu đỏ, chợt có một trái táo vẽ màu xanh, mọi người sẽ rất ấn tượng với sự thay đổi đó. Hay như khi trẻ vẽ các bạn đang chơi đùa, chạy nhảy với nhau thì tư thế tay, chân, đầu của các bạn khi được vẽ khác nhau sẽ khiến bức tranh rất vui vẻ, thú vị.
Do đó, chắc chắn Mỹ thuật sẽ khiến trẻ em xây dựng lên nhiều quan điểm khác nhau (do cả 8 lợi ích trên) nên trẻ phải học cách trình bày quan điểm, chia sẻ, chấp nhận, bảo vệ quan điểm bản thân hay dung hòa khi làm việc nhóm…
Nhưng điều kiện tiên quyết là người giáo viên, phụ huynh phải có khả năng làm trọng tài uyên bác và công tâm. Đó là lợi ích thứ chín khi trẻ học Mỹ thuật.
Không kể đến các kỹ năng như: kiên nhẫn, tập trung, đầu tư (vì đó là kỹ năng mà loài người chúng ta bắt buộc phải học dù có theo học bất cứ một ngành nghề nào đi chăng nữa), lợi ích thứ mười mà việc học Mỹ thuật có thể mang lại cho trẻ là đức tính dám nghĩ, dám làm, làm sai làm lại hay niềm tin mình sẽ làm được.
Ở trường học của người viết, có những học sinh không quá xuất sắc về học lực nhưng có khả năng dám nghĩ dám làm hơn các bạn có điểm số, học lực cao hơn vì các bạn đó rất đam mê mỹ thuật, biết gõ đúng cửa-nhờ đúng người. Và đó cũng là khác biệt về chất lượng của học trò trong giảng dạy kiểu cũ với giảng dạy theo hướng tích hợp, giảng dạy theo phương pháp STEM với phương pháp STEAM lấy học trò làm trung tâm.
Thật ra, bộ môn Mỹ thuật trong chương trình phổ thông của chúng ta còn khá nhiều bất cập như cơ sở vật chất, thời lượng, chất lượng giáo viên…. khiến cho nhiều mục tiêu của bộ môn trong trường học vẫn chưa đạt được).
Tuy nhiên, với việc cho thấy những lợi ích thiết thực cho trẻ như ở trên, cùng với đó là các môn nghệ thuật khác như: Âm nhạc, Kịch nghệ, Võ thuật… mang tính áp đặt rất cao, bản thân người viết tin rằng bộ môn Mỹ thuật là cực kỳ cần thiết cho toàn bộ trẻ em, cũng như cần được tích hợp, hay có thể tăng thêm thời lượng trong chương trình học phổ thông.
Vì đây là những kinh nghiệm bản thân và chắt lọc từ những nguồn tài liệu khác nhau, người viết mong quý tòa soạn, các nhà chuyên môn, các giáo viên và quý độc giả có thể cho người viết những phản hồi quý giá.
Mong câu trả louwf này sẽ có ích cho bạn !
REFER
giúp giáo viên giảng bài tốt hơn, tránh tình trạng giáo viên giảng bài mà học sinh lại không nghe.
Tham khảo:
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.
học để lên lớp đi làm
Học để giỏi ,để sau này lớn lên được các công ti lớn chọn để làm việc cho nó