Câu 27: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống
Câu 28: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?
A. Nhân đạo B. Nhân văn C. Chủ động D. Bị động
Câu 29:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?
A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ
B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Câu 30: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là
A. Hà Bổng, Hà Trương B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc
C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh
Câu 31: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. Đánh du kích. B. Phòng thủ.
C. Đánh lâu dài. D. “Tiến công trước để tự vệ”.
Câu 32: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là
A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống
B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm
B
C
C
B
D
B
D
C
B
B
D
B