ai có đề cương môn VẬT LÍ ko cho xin với cẻm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Muốn lưu trang tính em thực hiện
A.Chọn File -> Save -> gõ tên
C. Chọn View ->Save ->gõ tên
B.Chọn File -> Save as -> Gõ lại tên khác
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Để nhập dữ liệu vào một ô ta thực hiện?
A. Nháy đúp chuột vào ô và nhập công thức
C. Nhập dữ liệu trên thanh công thức
B. Nháy chuột vào ô và nhập công thức
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Kết quả nào sau đây là của biểu thức Sum(6) - max(5)
A. 11
B. 1
C. -1
D. Tất cả sai
Câu 4: Trong ô C1 có dữ liệu là 18, các ô D1, E1 không có dữ liệu, khi em nhập vào ô F1: =Average(C1:E1) trại ô F1 em sẽ được kết quả là.
A. 30
B. #VALUE
C. 6
D. Tất cả sai
Câu 5: Khi viết sai tên hàm trong tính toán, chương tình báo lỗi
A. #VALUE
B. #NAME
C. #DIV/0!
D. #N/A
Câu 6: Hộp tên cho biết thông tin:
A. Tên của cột
B. Tên của hàng
C. Địa chỉ ô tính được chọn
D. Cả A, B, C sai
Câu 7: Thanh công thức dùng để:
A. Hiển thị nội dung ô tính được chọn
C. Hiển thị công thức trong ô tính được chọn
B. Nhập dữ liệu cho ô tính được chọn
D. Cả 3 ý trên.
Câu 8: Trong các công thức sau công thức nào viết đúng
A. =Sum(A1;A2;A3;A4)
B. =SUM(A1,A2,A3,A4)
C. =Sum(A1;A4)
D. =Sum(A1-A4)
Phần II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: Sử dụng các ký hiệu phép toán của Excel. Hãy viết các công thức sau:
a) (7+9):(6-2) x(3+1)
Câu 10: Cho trang tính sau:
a) Viết công thức để tính tổng các ô chứa dữ liệu
b) Viết công thức sử dụng địa chỉ để tính trung bình cộng các ô chứa dữ liệu
c) Viết công thức sử dụng hàm để tính trung bình cộng các ô chứa dữ liệu
d) Sử dụng hàm viết công thức tìm ô có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
Câu 11: Cho trang tính sau:
a) Viết công thức có sử dụng địa chỉ tính trung bình cộng các ô có chứa dữ liệu.
b) Viết công thức sử dụng hàm tính tổng các ô có chứa dữ liệu.
1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?
Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?
- Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.
- Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
- Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
- Tiêu hóa nội bào.
3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã?
- Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
- Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
- Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
- Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?
- Giống: đều ăn hồng cầu.
- Khác: Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.
5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?
- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
- Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
- Gan to, lách to .
- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.
6. Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
- Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?
Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)
9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.
- Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
- Cách truyền bệnh:
- Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
- Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.
10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb tuyến
- Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
- Các hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính: mọc chồi
- Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực, cái (tinh trùng và trứng)
- Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới
11. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?
Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả đại diện khác của ruột khoang.
12. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài nên thủy tức ăn và nhả bã đều qua lỗ miệng. Đây là cũng đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi của Ruột khoang.
13. Cách di chuyển của sứa trong nước?
Sứa si chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
14. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
Sự mọc chồi của san hô và thủy tức hoàn toàn giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: khi thủy tức trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập, còn san hô thhì cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.
TL
CÁC THẦY CÔ GIÁO SẼ TỰ PHÁT CHO CÁC BẠN NHÉ
HỌC TỐT Ạ
@@@@@@@@@@@@
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,25đ)
Động vật nguyên sinh (A) | Đặc điểm (B) |
1. Trùng roi 2. Trùng biến hình 3. Trùng giày 4. Trùng kiết lị 5. Trùn sốt rét. | a. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. b. Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiêu phân đôi và tiếp hợp. c. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. d. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. e. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi. g. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển. |
Câu 2. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2,75đ)
1. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. trùng giày, trùng kiết lị.
B. trùng biến hình, trùng sốt rét.
C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.
D. trùng roi xanh, trùng giày.
2. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng roi xanh.
3. Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:
A. cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn.
C. cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
4. Đặc điểm không có ở San hô là:
A. cơ thể đối xứng toả tròn.
B. sống di chuyển thường xuyên.
C. kiểu ruột hình túi.
D. sống tập đoàn.
5. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở Sán lông mà không có ở Sán lá gan và sán dây?
A. Giác bám phát triển.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển.
D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
6. Đặc điểm không có ở Sán lá gan là:
A. giác bám phát triển.
B. cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. mắt và lông bơi phát triển.
D. ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
7. Nơi kí sinh của giun đũa là:
A. ruột non. C. ruột thẳng.
B. ruột già. D. tá tràng.
8. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt?
A. Trai, Sò. C. Sò, Mực.
B. Trai, ốc sên. D. Trai, ốc vặn.
9. Những đặc điểm chỉ có ở mực là:
A. bò chậm chạp, có mai. C. bơi nhanh, có mai.
B. bò nhanh, có 2 mảnh vỏ. D. bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.
10. Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là:
A. các chân hàm.
B. các chân ngực (càng, chân bò).
C. các chân bơi (chân bụng).
D. tấm lái.
11. Người ta thường câu Tôm sông vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm. C. Chập tối.
B. Buổi trưa. D. Ban chiều.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 3. Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì? (1,5đ)
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. (1,5đ)
Câu 5. Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả? (1đ)
Câu 6. Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông. (2đ)
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Chương I: Quang học
A. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
Câu 4: Tia sáng là gì?
Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?
Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
Áp dụng:
a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?
b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?
Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
B. TRẢ LỜI
Câu 1:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.
* Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.
Câu 2:
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3:
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng sẽ giúp cho việc mổ chính xác
Câu 4:
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 7
A.PHẦN LÝ THUYẾT:
- Ôn tất cả các nội dung ghi nhớ ở cuối bài
B. BÀI TẬP:
I.Xem lại các bài tập trong SBT đã làm
II. Trắc nghiệm:
Câu 1:Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. lớn hơn vật. B. bằng vật. C. nhỏ hơn vật. D. bằng
nửa vật.
Câu 3: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt
Trăng?
A. trời bỗng sáng bừng lên.
B. xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng.
C. phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
D. trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
Câu 4: Người ta thường dùng kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông là
loại gương nào sau đây ?
A. Gương lõm, vì gương lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, làm cho người quan
sát nhìn rõ vật hơn.
B. Gương lõm vì gương lõm cho ảnh thật lớn hơn vật.
C. Gương phảng vì gương phẳng cho hình ảnh của vật bằng đúng kích thước
của vật.
D. Gương cầu lồi vì gương lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với với
gương lõm và gương phẳng cùng kích thước.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng.
A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn
bằng vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ
hơn vật.
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường
kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh
của điểm đó tới gương.
Câu 6: Một điểm sáng S cách đều hai gương phẳng hợp với nhau một góc . Để
tia sáng xuất phát từ S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương lại trở về S thì góc
giữa hai gương phải bằng
A. 90 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 30 0 .
Câu 7: Âm phát ra càng thấp khi
A.vận tốc truyền âm càng nhỏ. B. tần số dao động càng nhỏ.
C. biên độ dao động càng nhỏ. D. quãng đường truyền âm càng
nhỏ.
Câu 8: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị
bằng:
A. 90 0 B. 180 0
C. 0 0 D. 45 0
Câu 9: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua
lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn
chặn đường truyền âm.
C. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
D. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo
hướng khác.
Câu 10: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bêtông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc ầm thanh trong không khí vào khoảng 340 m/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s
C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất
rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất
rắn.
Câu 13: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng
cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m B. 170m
C. 340m D. 1360m
III. Tự luận:
* Xem lại phần vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Ví dụ: Cho một vật sáng AB có dạng như hình mũi tên. Dựa vào tính chất ảnh
của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB.
*Dạng 2: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ
sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây
. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là
1500m/s?