K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2021

Thể loại: Văn bản thông tin

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo trình tự thời gian.

PTBĐ : Thuật lại trình tự theo trật tự thời gian.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Văn bản thuật lại các sự kiện trong quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

- Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Tờ lịch nhắc tới sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

- Em nắm các sự kiện chuẩn bị cho quá trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập có thể tóm lược lại các sự kiện đó như bảng sau:

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Ở tờ lịch chỉ cung cấp thời gian, và những thông tin cơ bản về ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam(1945) còn ở văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” người viết đã trình bày rất rõ ràng cụ thể chi tiết quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập đó như thế nào. 

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Sưu tầm: 

- Dinh Độc Lập - dấu ấn lịch sử tháng Tư (nguồn: http://vtr.org.vn/dinh-doc-lap-dau-an-lich-su-thang-tu.html)

- Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

30 tháng 11 2023

- Cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo dạng đồ họa thông tin

- Cách trình bày của văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là dang soạn thảo văn bản đơn thuần.

→ Ở mỗi cách trình bày sẽ có những điểm khác nhau dạng soạn thảo văn bản sẽ đầy đủ, chi tiết hơn còn cách đồ họa thông tin sẽ ngắn gọn, sinh động, mới lạ hơn. Tùy vào nội dung cần truyền đạt của mỗi văn bản sẽ lựa chọn kiểu trình bày cho phù hợp.

11 tháng 5 2017

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận