phan tich buc tranh dan gian dam cuoi chuot
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
Nhớ Tick Mình Nha
iết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Bức tranh thứ nhất: Cảnh nhân dân chống bão lụt.
Về thời gian, đây là lúc "gần một giờ đêm" nghĩa là thời điểm khuya khoắt, mà khi bình thường, mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian nửa đêm như thế, nhà văn muốn nói rằng: cuộc hộ đê của nhân dân nơi đây đã kéo dài suốt cả ngày đến tối, vào tận đêm khuya mà chưa được ngơi nghỉ. Nặng nề và căng thẳng biết bao! Trong khi đó, mưa, gió mỗi lúc một mạnh. "Mưa tầm tã", rồi lại "trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống". Phối hợp với mưa, nước sông cũng mỗi lúc một dâng cao. "Nước sông Nhị Hà lên to quá" rồi lại "nước cứ cuồn cuộn bốc lên". Giữa cảnh trời, nước dữ dằn, bạo liệt như thế, công cuộc hộ đê của nhân dân diễn ra thế nào? Nhốn nháo, căng thẳng, vất vả, cơ cực, khốn khỗ, hiểm nguy vô cùng! "Hàng trăm nghìn con người… kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy… người nào người nấy lướt thướt như chuột lột" khiến cho người đọc có cảm tưởng được trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, và đang sống giữa một cuộc hộ đê chống bão lụt có thật. Cùng với những từ ngữ, câu văn tả thực, nhà văn điểm vào vài ba câu cảm thán "xem chừng núng thế lắm… không khéo thi vỡ mất… Tình cảnh trông thật là thảm… Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Lo thay! Nguy thay!…". Sự yếu kém của đê điều, sức lực của con người trước thiên tai mỗi lúc một thê thảm rất đáng lo ngại, rất đáng xót thương! Phạm Duy Tốn đã kết hợp ngòi bút tả thực với biểu cảm, trữ tinh, dẫn người đọc vào trung tâm cuộc sống, lay động lòng người, đánh thức những tình cảm đúng đắn trong chúng ta.
Bức tranh đời thứ hai, tương phản với cảnh nhân dân chống lụt cơ cực, vất vả là cảnh viên quan phủ cùng tay chân chơi bời, cờ bạc, hưởng thụ, để dân… "sống chết mặc bay", ở bức tranh này, nhà văn cũng dùng ngòi bút tả thực, chân thực đến… lạnh lùng, về địa điểm, bọn quan lại ấy đang ngồi ở trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao. Quang cảnh, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, mọi người nhàn nhã đánh tổ tôm: "…đèn thắp sáng trưng… nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại…". Đặc biệt là hình ảnh viên quan phủ. Hắn "uy nghi, chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi…". Xung quanh hắn là bọn lính lệ chầu chực đợi sai khiến; những vật dụng quý giá, đắt tiền như bát yến hầm đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi đựng trầu vàng, cau đậu… Lại thêm cả đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm bạc, ngoáy tai, ví thuốc… Đúng là hình ảnh của một kẻ giàu sang, phú quý, mang danh đi chỉ đạo dân hộ đê mà như đi chơi, để khoe khoang của cải. Đúng là hắn đi… chơi! Giữa lúc nhân dân đang trảm thảm, nghìn sầu thì tên quan cùng đồng bọn say sưa, đắm mình trên chiếu bạc. Ngồi xung quanh hắn, một lũ tay chân nín thin thít hầu hạ quan, tạo mọi điều kiện để quan thắng bạc. Đến thời điểm ngoài kia đê sắp vỡ, sự gắng sức của dân lên đến đỉnh điểm, thì viên quan hồi hộp đợi chờ ván bài ù to. ở phần cuối bức tranh, quan phủ ngồi đợi thắng bạc, tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả tăng cấp rất ấn tượng, rất hồi hộp. Hình ảnh đối lập vì thế càng gay gắt. Nghe ngoài xa vẳng vào tiếng kêu vang trời, có người khẽ nói: "Bẩm, dễ có khi đê vỡ". Tên quan quát: "Mặc kệ". Khi một người nhà quê hớt hải chạy vào báo tin "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi" thì tên quan đỏ mặt tía tai quát mắng: "Đê vỡ rồi!… thời ông cách cổ chúng mày… bỏ tù chúng mày". Hắn đã quên hết nhiệm vụ giúp dân chống lụt, để chỉ đợi một quân bài. Sự đối lập giữa tình cảnh khốn khổ của dân chúng, nỗi lo âu của mọi người xung quanh và thái độ vô trách nhiệm của tên quan lên đến đỉnh điểm. Nhưng chưa dừng lại. Sự đối lập vẫn tiếp tục tăng cấp. Trong khi thầy đề "tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc…" (nghĩa là người nhân viên này cùng mọi người xung quanh rất lo sợ trước cảnh vỡ đê) thì tên quan sung sướng hả hê ngả ra những quân bài, ù một ván to. Không những thế, hắn còn vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: "Ù! Thông tôm, chi chỉ nảy… Điếu mày!". Nghĩa là kẻ quan liêu, vô trách nhiệm ấy reo vui, sung sướng đến tột đỉnh được hưởng thụ một món tiền lớn, giữa lúc nhân dân đau khổ cũng đến mức độ thảm sầu, không thể đo được. Tình huống truyện diễn biến đến đây quả là căng thẳng; sự tương phản, đối lập quả là gay gắt, mâu thuẫn không thể dung hoà. Người đọc như bị cuốn vào câu chuyện và cũng cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt, bức bối, tràn đầy nỗi tức giận, căm ghét tên quan vô trách nhiệm, tham tiền và tràn đầy tình cảm xót thương những người dân khốn khổ bị lãng quên, bị bỏ mặc… Giận và thương, hai cung bực cảm xúc ấy dường như thấm đẫm trong từng từ ngữ, câu văn. Kết thúc truyện, nhà văn viết: "Ấy trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!". Câu văn kéo dài, nhấn mạnh hai bức tranh đời tương phản, vừa kể chuyện, vừa miêu tả, vừa biểu ý, vừa biểu cảm. Nhịp câu biền ngẫu, đối xứng lâm li, hài hoà tiếng nấc nghẹn, cảm phẫn với dòng nước mắt xót đau, thương cảm.
Bước vào thế kỉ XX, văn học nói chung, truyện (truyện ngắn, truyện dài) Việt Nam nói riêng có nhiều đổi mới, mang tính hiện đại. Truyện ngắn hiện đại thiên về tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn, khắc hoạ được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động nhằm phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn con người phong phú, tinh tế hơn các tác phẩm tự sự trung đại. Một trong những tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn hiện đại là truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Tác phẩm kể chuyện viên quan phủ làm nhiệm vụ cai quản, chỉ đạo nhân dân đắp đê chống bão lụt ở một vùng sông nước Bắc Bộ trong một đêm vào đầu thế kỉ XX. Câu chuyện có thể chia 3 đoạn. Đoạn 1: từ “Gần một giờ đêm.” đến "... Khúc đê này hỏng mất”: nguy cơ vỡ đê vỡ và sự chống đỡ tuyệt vọng của người dân. Đoạn 2: từ “ấy, lũ con dân...” đến “... Điếu mày”: cảnh quan phủ mà nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”. Đoạn 3: phần còn lại: cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. Với tiêu đề sống chết mặc bay, dường như tác giả Phạm Duy Tốn muốn tập trung phát hiện và nghiêm khắc phê phán thái độ vô trách nhiệm, bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khốn cùng của một viên quan phủ khi xuống địa phương chỉ đạo việc hộ đê. Đọc tác phẩm, chúng ta nhận rõ nhà văn đã xây dựng các chi tiết, tình huống tương phản, tăng cấp rất đặc sắc. Hai mặt tương phản đó là: trong khi nhân dân phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước bão lụt thì viên quan phủ cùng nha lại, chánh tổng - những kẻ chức sắc ở địa phương - say sưa cờ bạc, không mảy may nghĩ tới việc chỉ đạo dân "hộ đê". Đúng là hai bức tranh đời tương phản, đối lập gay gắt, khiến người đọc phải suy ngẫm và xúc động...
Bức tranh thứ nhất: Cảnh nhân dân chống bão lụt.
Về thời gian, đây là lúc "gần một giờ đêm" nghĩa là thời điểm khuya khoắt, mà khi bình thường, mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian nửa đêm như thế, nhà văn muốn nói rằng: cuộc hộ đê của nhân dân nơi đây đã kéo dài suốt cả ngày đến tối, vào tận đêm khuya mà chưa được ngơi nghỉ. Nặng nề và căng thẳng biết bao! Trong khi đó, mưa, gió mỗi lúc một mạnh. "Mưa tầm tã", rồi lại "trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống". Phối hợp với mưa, nước sông cũng mỗi lúc một dâng cao. "Nước sông Nhị Hà lên to quá" rồi lại "nước cứ cuồn cuộn bốc lên". Giữa cảnh trời, nước dữ dằn, bạo liệt như thế, công cuộc hộ đê của nhân dân diễn ra thế nào? Nhốn nháo, căng thẳng, vất vả, cơ cực, khốn khỗ, hiểm nguy vô cùng! "Hàng trăm nghìn con người... kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy... người nào người nấy lướt thướt như chuột lột" khiến cho người đọc có cảm tưởng được trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, và đang sống giữa một cuộc hộ đê chống bão lụt có thật. Cùng với những từ ngữ, câu văn tả thực, nhà văn điểm vào vài ba câu cảm thán "xem chừng núng thế lắm... không khéo thi vỡ mất... Tình cảnh trông thật là thảm... Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Lo thay! Nguy thay!...". Sự yếu kém của đê điều, sức lực của con người trước thiên tai mỗi lúc một thê thảm rất đáng lo ngại, rất đáng xót thương! Phạm Duy Tốn đã kết hợp ngòi bút tả thực với biểu cảm, trữ tinh, dẫn người đọc vào trung tâm cuộc sống, lay động lòng người, đánh thức những tình cảm đúng đắn trong chúng ta.
Bức tranh đời thứ hai, tương phản với cảnh nhân dân chống lụt cơ cực, vất vả là cảnh viên quan phủ cùng tay chân chơi bời, cờ bạc, hưởng thụ, để dân... "sống chết mặc bay", ở bức tranh này, nhà văn cũng dùng ngòi bút tả thực, chân thực đến... lạnh lùng, về địa điểm, bọn quan lại ấy đang ngồi ở trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao. Quang cảnh, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, mọi người nhàn nhã đánh tổ tôm: "...đèn thắp sáng trưng... nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại...". Đặc biệt là hình ảnh viên quan phủ. Hắn "uy nghi, chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi...". Xung quanh hắn là bọn lính lệ chầu chực đợi sai khiến; những vật dụng quý giá, đắt tiền như bát yến hầm đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi đựng trầu vàng, cau đậu... Lại thêm cả đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm bạc, ngoáy tai, ví thuốc... Đúng là hình ảnh của một kẻ giàu sang, phú quý, mang danh đi chỉ đạo dân hộ đê mà như đi chơi, để khoe khoang của cải. Đúng là hắn đi... chơi! Giữa lúc nhân dân đang trảm thảm, nghìn sầu thì tên quan cùng đồng bọn say sưa, đắm mình trên chiếu bạc. Ngồi xung quanh hắn, một lũ tay chân nín thin thít hầu hạ quan, tạo mọi điều kiện để quan thắng bạc. Đến thời điểm ngoài kia đê sắp vỡ, sự gắng sức của dân lên đến đỉnh điểm, thì viên quan hồi hộp đợi chờ ván bài ù to. ở phần cuối bức tranh, quan phủ ngồi đợi thắng bạc, tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả tăng cấp rất ấn tượng, rất hồi hộp. Hình ảnh đối lập vì thế càng gay gắt. Nghe ngoài xa vẳng vào tiếng kêu vang trời, có người khẽ nói: "Bẩm, dễ có khi đê vỡ". Tên quan quát: "Mặc kệ". Khi một người nhà quê hớt hải chạy vào báo tin "Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi" thì tên quan đỏ mặt tía tai quát mắng: "Đê vỡ rồi!... thời ông cách cổ chúng mày... bỏ tù chúng mày". Hắn đã quên hết nhiệm vụ giúp dân chống lụt, để chỉ đợi một quân bài. Sự đối lập giữa tình cảnh khốn khổ của dân chúng, nỗi lo âu của mọi người xung quanh và thái độ vô trách nhiệm của tên quan lên đến đỉnh điểm. Nhưng chưa dừng lại. Sự đối lập vẫn tiếp tục tăng cấp. Trong khi thầy đề "tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc..." (nghĩa là người nhân viên này cùng mọi người xung quanh rất lo sợ trước cảnh vỡ đê) thì tên quan sung sướng hả hê ngả ra những quân bài, ù một ván to. Không những thế, hắn còn vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: "Ù! Thông tôm, chi chỉ nảy... Điếu mày!". Nghĩa là kẻ quan liêu, vô trách nhiệm ấy reo vui, sung sướng đến tột đỉnh được hưởng thụ một món tiền lớn, giữa lúc nhân dân đau khổ cũng đến mức độ thảm sầu, không thể đo được. Tình huống truyện diễn biến đến đây quả là căng thẳng; sự tương phản, đối lập quả là gay gắt, mâu thuẫn không thể dung hoà. Người đọc như bị cuốn vào câu chuyện và cũng cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt, bức bối, tràn đầy nỗi tức giận, căm ghét tên quan vô trách nhiệm, tham tiền và tràn đầy tình cảm xót thương những người dân khốn khổ bị lãng quên, bị bỏ mặc... Giận và thương, hai cung bực cảm xúc ấy dường như thấm đẫm trong từng từ ngữ, câu văn. Kết thúc truyện, nhà văn viết: "Ấy trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!". Câu văn kéo dài, nhấn mạnh hai bức tranh đời tương phản, vừa kể chuyện, vừa miêu tả, vừa biểu ý, vừa biểu cảm. Nhịp câu biền ngẫu, đối xứng lâm li, hài hoà tiếng nấc nghẹn, cảm phẫn với dòng nước mắt xót đau, thương cảm.
Vậy đấy, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, tác giả sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" trước sinh mạng của người dân và bày tỏ niềm cảm thương của mình trước cảnh "nghìn sầu muôn thẳm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền đưa đến. Hai bức tranh đời tương phản, trái ngược ấy đậm đà chất hiện thực và thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, nhân văn...
Dân số phương tăng : 15 875 : 15 625 x 100% = 101,6%
Cuối năm 2002 dân số phường là : 15 875 x 101,6 : 100 = 16 129 người
Dân số phương tăng : 15 875 : 15 625 x 100% = 101,6%
Cuối năm 2002 dân số phường là : 15 875 x 101,6 : 100 = 16 129 người
chúc bn hok tốt @_@
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15 875 – 15 625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15 625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15 875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15 875 + 254 = 16 129 (người)
Đáp số: a) 1,6% ; b) 16 129 người.
Tham khảo ở các link sau:
Ý nghĩa tranh Đám cưới chuột của làng tranh dân gian Đông Hồ,Bắc Ninh – Quà Tặng Cao Cấp
Ý nghĩa tranh Đám cưới chuột của làng tranh dân gian Đông Hồ
Ý nghĩa bức tranh dân gian Đám cưới chuột
Ý nghĩa đám cưới chuột trong tranh Đông Hồ - antv
Giải mã “Đám cưới chuột” | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn
Tranh Đám Cưới Chuột - Phân Tích Ý Nghĩa Đầy Sáng Tạo
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuột – Tạp Chí Mỹ Thuật