Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.
Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)
Câu 1. Đoạn văn bản trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Theo tác giả bài viết, chúng ta nên bày tỏ quan điểm như thế nào khi cần bảo vệ quan điểm của mình?
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh” hay không? Vì sao?
Câu 4. Một số bài học anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên
II. Làm văn (5.0)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên cách thức để bảo vệ quan điểm của mình một cách hòa nhã.