PHẦN I: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông...
Đọc tiếp
PHẦN I: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có cả màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.”
(Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2014) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại và PTBĐ của văn bản đó? Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong đoạn.
2. Đoạn văn là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về điều gì? Nói nhằm mục đích gì?
3. Em hiểu “ kiệt tác là gì? ”“Kiệt tác của cụ Bơ - men” được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? Tại sao lại gọi đó là“kiệt tác”?
4.Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết về văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép và một thán từ (gạch chân và chú thích).
5. Kể tên hai tác phẩm trong chương trình THCS đã được học cũng viết về hội họa và họa sĩ. Tca giả của những tác phẩm đó là ai?
Em tham khảo:
“Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri cho ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Đó chính là(Trợ từ) nhan vật cụ Bơ-men. Cụ vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng đấu tranh với bệnh tật và đang phó thác mình cho chiếc lá ngoài kia, cụ đã phó mặc sự sống cho thien nhiên, cụ đã tạo ra một kiệt tác để đời và cứu lấy cô họa sĩ trẻ(Câu ghép). Biết được điều đó cụ đã không quản gió rét mà vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó không chỉ là một kiệt tác về nghệ thuật mà là môttj kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng có lẽ đối với cụ đó vãn là điều tuyệt vời nhất mình làm. Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác.